Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Pháp luật

Kiên Giang: Buôn lậu, vận chuyển hàng cấm diễn biến phức tạp trong dịp cuối năm

Thiên An - 17:47, 17/12/2020

Tại Kiên Giang, vào dịp cuối năm, khi mà nhu cầu về hàng hóa của người dân tăng đột biến, cũng là lúc các hoạt động buôn lậu diễn biến phức tạp, gia tăng về số lượng. Các đối tượng buôn lậu thay đổi phương thức với thủ đoạn ngày càng tinh vi hơn nhằm qua mắt lực lượng chức năng, nhất là tại các khu vực biên giới.

Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên tạm giữ đối tượng và tang vật là 3.000 gói thuốc ngoại nhãn hiệu Hero để xử lý theo quy định.
Bộ đội Biên phòng Cửa khẩu Quốc tế Hà Tiên tạm giữ đối tượng và tang vật là 3.000 gói thuốc ngoại nhãn hiệu Hero để xử lý theo quy định.

Với điều kiện địa hình tự nhiên của tỉnh có nhiều kênh rạch, khu vực biển liền kề giáp biên giới giữa Việt Nam và Campuchia, Kiên Giang là tỉnh thuận lợi cho các đối tượng vận chuyển hàng cấm, hàng lậu qua biên giới tuồn vào nội địa bằng nhiều phương thức, thủ đoạn tinh vi. Mặt khác, ở đảo Phú Quốc, các đối tượng lợi dụng chính sách thông thoáng, thuận lợi về thủ tục quản lý xuất, nhập cảnh để trà trộn hàng cấm chung với hành lý.

Từ đầu năm 2020 đến nay, BĐBP tỉnh Kiên Giang đã phối hợp với các lực lượng chức năng bắt giữ, xử lý 51 vụ/79 đối tượng có hành vi xuất nhập cảnh trái phép, trong đó có 19 người Campuchia, 5 người Trung Quốc và 55 người Việt Nam. Phát hiện, bắt giữ 287 vụ buôn bán, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Điển hình, ngày 29/10, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Hà Tiên bắt giữ 1 vụ buôn lậu/ 5 đối tượng, thu giữ 14.380 bao thuốc lá ngoại. Tiếp đó, ngày 8/11, cũng trên tuyến biên giới Hà Tiên, BĐBP Kiên Giang phối hợp với Đoàn Đặc nhiệm miền Nam (thuộc Cục Phòng chống ma túy và tội phạm BĐBP) thu giữ 21.460 bao thuốc lá ngoại.

Ông Ngô Công Tước, Giám đốc Sở Công thương, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang cho biết: Trước tình hình trên, Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Kiên Giang, Ban Chỉ đạo 389 các huyện, thành phố tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm túc, hiệu quả nghị quyết, chỉ thị của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và chỉ đạo của Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, các bộ, ngành Trung ương, của tỉnh về đẩy mạnh đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, phối hợp triển khai đồng bộ các giải pháp trong thực hiện công tác này. Các ngành, đơn vị hữu quan của tỉnh tập trung phối hợp chặt chẽ với lực lượng BĐBP quản lý, kiểm soát chặt chẽ, xử lý tình hình phức tạp về an ninh trật tự và chống buôn lậu, gian lận thương mại trên tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia.

Để công tác phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại qua biên giới có được chuyển biến căn bản hơn, Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang đã chỉ đạo các đơn vị phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tăng cường vận động Nhân dân nâng cao ý thức tự giác, tích cực tham gia phòng, chống tội phạm, không tiếp tay cho hoạt động buôn lậu.

Đại tá Nguyễn Văn Thống, Phó Chỉ huy trưởng BĐBP Kiên Giang cho biết, vào những tháng cuối năm, tình hình buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới và hoạt động của tội phạm ma túy sẽ diễn biến phức tạp. Chính vì vậy, Bộ Chỉ huy BĐBP Kiên Giang chỉ đạo các đơn vị xây dựng kế hoạch, triển khai lực lượng, phối hợp thực hiện các biện pháp nghiệp vụ, tuần tra, chốt chặn, mật phục, đấu tranh, bắt giữ, xử lý, ngăn chặn có hiệu quả hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, vùng biển, đảo. Cùng với đó, BĐBP Kiên Giang sẽ tăng cường công tác kiểm tra, hướng dẫn đơn vị phòng, chống dịch Covid-19 kết hợp công tác phòng, chống hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại trên địa bàn.

Tin cùng chuyên mục
Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Công ty Cổ phần Tấn Phát chậm chi tiền tài trợ, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Ngọc Hồi bỗng dưng “mang nợ”

Trong quá trình thi công Thủy điện Plei Kần, Công ty Cổ phần Tấn Phát cam kết tài trợ huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) 3 tỷ đồng để làm cầu treo qua sông Pô Kô phục vụ Nhân dân đi lại sản xuất. Tuy nhiên, cầu treo hoàn thành và đưa vào sử dụng đã gần 3 năm mà Công ty vẫn chưa chi đủ số tiền tài trợ. Việc này khiến cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Ngọc Hồi - đơn vị được UBND huyện giao làm chủ đầu tư, bỗng dưng “mang nợ”. Bởi chủ đầu tư không có tiền để thanh toán cho đơn vị thi công.