Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Kiên Giang: Tháo gỡ vướng mắc, thực hiện tốt chính sách đối với Người có uy tín

Minh Triết - 11:02, 06/09/2024

Kiên Giang là tỉnh có đông đồng bào DTTS sinh sống, chiếm tỷ lệ gần 15% tổng số dân toàn tỉnh, đứng thứ 3 khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Thời gian qua, lãnh đạo tỉnh Kiên Giang xác định vai trò, vị trí quan trọng của Người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đồng thời xem trọng việc thực hiện kịp thời, đầy đủ các chính sách dành cho Người có uy tín.

 Ông Danh Phúc, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang thăm hỏi, trao quà đến các vị Người có uy tín huyện U Minh Thượng
Ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang thăm hỏi, trao quà đến các vị Người có uy tín huyện U Minh Thượng

Theo ông Danh Phúc, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Kiên Giang, sau khi có Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg ngày 06 tháng 3 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín và chính sách đối với Người có uy tín trong đồng bào DTTS, chúng tôi tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định số 28 ngày 23/11/2023 của Thủ tướng Chính phủ và các văn bản hướng dẫn của Ủy ban Dân tộc, Bộ Tài chính đến các đại biểu là lãnh đạo các sở, ngành và UBND các huyện, xã vùng đồng bào DTTS. Tham mưu UBND tỉnh ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg.

Tuy nhiên thực tế triển khai tại địa phương, việc thực hiện tiêu chí lựa chọn, công nhận Người có uy tín theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg tỉnh Kiên Giang chưa thực hiện do còn gặp một số vướng mắc từ Công văn số 128/UBDT-DTTS ngày 24/01/2024 của Ủy ban Dân tộc về việc hướng dẫn bổ sung thực hiện Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. 

“Vì vậy, tỉnh chưa bãi bỏ danh sách Người có uy tín giai đoạn 2023 - 2027, mà tiếp tục sử dụng danh sách Người có uy tín được phê duyệt giai đoạn 2023 - 2027 để thực hiện chính sách đối với Người có uy tín theo quy định tại Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg và Quyết định số 12/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đồng thời, việc lựa chọn, công nhận Người có uy tín theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg sẽ hoàn thành trước ngày 31/12/2024 để thực hiện chế độ cho Người có uy tín vào giai đoạn tiếp theo. Chúng tôi cố gắng tham mưu cho UBND tỉnh, cũng như vận dụng mọi chính sách, điều kiện để thực hiện kịp thời quyền lợi cho các vị Người có uy tín”, ông Phúc cho biết thêm.

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Kiên Giang có 285 Người có uy tín; trong đó, gồm 237 vị dân tộc Khmer; 30 vị dân tộc Hoa; 17 vị dân tộc Kinh; 01 vị dân tộc Chăm. Trong 6 tháng đầu năm, tỉnh Kiên Giang thực hiện chính sách tốt đối với Người có uy tín, với số tiền hơn 900 triệu đồng; Tổ chức hội nghị cung cấp thông tin về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tặng quà Tết, lễ quan trọng của đồng bào, các cấp ủy, chính quyền, mặt trận, đoàn thể tổ chức đoàn thăm hỏi, tặng quà; thăm hỏi, thăm, hỗ trợ vật chất cho 285 vị.

Đặc biệt, thực hiện cấp phát báo, tạp chí cho Người có uy tín không thu tiền gồm có Báo Kiên Giang và Báo Dân tộc và Phát triển, với số tiền gần 200 triệu đồng.

Đại đức Chau Bện ( người thừ từ trái qua), trụ trì chùa Xà Xía, P. Mỹ Đức, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã cẩn thận lưu trữ từng tờ báo Dân tộc và Phát triển được cấp không thu tiền theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg
Đại đức Chau Bện (người thừ từ trái qua), trụ trì chùa Xà Xía, P. Mỹ Đức, TP. Hà Tiên, tỉnh Kiên Giang đã cẩn thận lưu trữ từng tờ báo Dân tộc và Phát triển được cấp không thu tiền theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg

Ngoài việc thực hiện các chế độ theo chính sách được quy định theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg đối với Người có uy tín trên địa bàn còn được hỗ trợ 100% kinh phí đóng Bảo hiểm y tế cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang chưa có thẻ Bảo hiểm y tế; Hỗ trợ phần chênh lệch để bảo đảm đủ 100% kinh phí đóng Bảo hiểm y tế cho Người có uy tín trong đồng bào DTTS đã được hỗ trợ một phần theo chính sách hiện hành, từ nguồn kinh phí thực hiện do ngân sách địa phương.

Là Người có uy tín phường Mỹ Đức, TP. Hà Tiên, đại đức Chau Bện, trụ trì chùa Xà Xía cho biết, các cơ quan, ban, ngành rất quan tâm, thăm hỏi và tạo điều kiện cho sư thực hiện tốt công tác phật sự và thế sự. Trong suốt thời gian qua, sư đã được thụ hưởng nhiều chính sách của Đảng và Nhà nước mang lại. 

“Sư rất trân qúy những phần quà nhân dịp lễ, Tết, những khoản tiền được lãnh đạo tỉnh hỗ trợ mua bảo hiểm và bồi dưỡng tiền dạy tiếng Khmer. Trong những tháng gần đây, sư đã nhận được báo Dân tộc và Phát triển, báo là một loại tài liệu rất đặc biệt, vừa đẹp về hình thức vừa phong phú nội dung. Tất cả những quyền lợi này, đã khẳng định cho mọi người thấy được chính sách dân tộc của chúng ta ngày càng tốt hơn, càng đi sát với đời sống của người dân”,  Đại đức chia sẻ.

Để phát huy vai trò của Người có uy tín trong vùng đồng bào DTTS gắn với việc thực hiện tốt chính sách cho các vị trong thời gian tới, ông Danh Phúc,Trưởng ban Dân tộc tỉnh cho biết thêm, với vai trò là cơ quan tham mưu cho UBND tỉnh, Ban Dân tộc tiếp tục phối hợp với cơ quan, ban, ngành, tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách đối với chính sách Người có uy tín. 

“Ban Dân tộc tỉnh dự kiến tổ chức Chương trình Biểu dương, tôn vinh điển hình tiên tiến Người có uy tín trong đồng bào DTTS trên địa bàn tỉnh Kiên Giang năm 2024 vào tháng 10 sắp tới. Tập trung chỉ đạo, hướng dẫn việc công nhận, đưa ra khỏi danh sách và thay thế Người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số theo Quyết định số 28/2023/QĐ-TTg, hoàn thành trước ngày 15/12/2024. Nhằm kịp thời tham mưu UBND tỉnh ban hành quy định về chức năng, nhiệm vụ và phát huy vai trò của Người có uy tín để tổ chức thực hiện trên địa bàn toàn tỉnh vào đầu năm tới”, ông Danh Phúc cho hay.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Chương trình MTQG 1719 góp phần thay đổi vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà

Triển khai thực hiện các chính sách dân tộc, đặc biệt là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 – 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719) đã làm đổi thay toàn diện đời sống kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS huyện Đăk Hà (Kon Tum). Tạo nên những bước chuyển biến sâu sắc và tích cực trong tư tưởng, nhận thức, đời sống của các tầng lớp Nhân dân trên địa bàn huyện nói chung và trong vùng đồng bào DTTS nói riêng.