Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Kon Tum: 28 nghệ nhân Brâu và Rơ Măm tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người

Ngọc Chí - 07:23, 29/10/2023

Theo thông tin từ Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum, đoàn nghệ nhân dân tộc Brâu và Rơ Măm của tỉnh Kon Tum gồm 28 nghệ nhân sẽ tham gia Ngày hội Văn hóa các dân tộc có số dân dưới 10.000 người lần thứ nhất, tại tỉnh Lai Châu năm 2023.

Chiêng Tha của dân tộc Brâu sẽ được trình diễn tại Ngày hội
Chiêng Tha của dân tộc Brâu sẽ được trình diễn tại Ngày hội

Trong 28 nghệ nhân tham gia Ngày hội, có 23 nghệ nhân dân tộc Brâu (nghệ nhân cao tuổi nhất là ông A Ốt, sinh năm 1960; nghệ nhân trẻ tuổi nhất là em Hoàng Y Phấn, sinh năm 2001), hiện đang sinh sống tại làng Đăk Mế, xã Bờ Y, huyện Ngọc Hồi và 5 nghệ nhân dân tộc Rơ Măm (nghệ nhân cao tuổi nhất là bà Y Điết, sinh năm 1950; nghệ nhân nhỏ tuổi nhất là A Ék, sinh năm 1985), hiện đang sinh sống ở làng Le, xã Mô Rai, huyện Sa Thầy.

Tham gia Ngày hội, đoàn nghệ nhân tỉnh Kon Tum sẽ tái hiện Lễ mở kho lúa của tộc Brâu; biểu diễn trang phục truyền thống của dân tộc Brâu và Rơ Măm; tham gia không gian trưng bày hai dân tộc Brâu và Rơ Măm; trình diễn cồng chiêng, xoang, các nhạc cụ truyền thống, hát dân ca và tham gia thi đấu các môn thể thao dân gian.

Các nghệ nhân dân tộc Brâu đang tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia Ngày hội
Các nghệ nhân dân tộc Brâu đang tích cực tập luyện chuẩn bị tham gia Ngày hội

Với chủ đề “Bảo tồn, phát huy và lan tỏa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc rất ít người”, Ngày hội diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 3 - 5/11 tại Tp. Lai Châu, tỉnh Lai Châu, với sự tham gia của các nghệ nhân, nghệ sĩ, diễn viên, vận động viên quần chúng đồng bào các dân tộc 11 tỉnh: Kon Tum, Lai Châu, Cao Bằng, Thái Nguyên, Điện Biên, Hà Giang, Lào Cai, Yên Bái, Tuyên Quang, Nghệ An và Quảng Bình.

Ngày hội là hoạt động nhằm thực hiện chính sách đoàn kết, bình đẳng giữa các dân tộc, tôn vinh và phát huy giá trị bản sắc văn hóa các dân tộc rất ít người, góp phần giáo dục cho thế hệ trẻ coi trọng ý thức dân tộc, có ý thức trong việc bảo vệ văn hóa truyền thống.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.