Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Kon Tum: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng"

Ngọc Chí - 17:55, 15/05/2025

Chiều 15/5, UBND tỉnh Kon Tum tổ chức Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng". Dự Hội thảo có Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy; lãnh đạo các Sở, ngành của tỉnh Kon Tum và các nhà khoa học trong cả nước.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy phát biểu tại Hội thảo
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy nhấn mạnh: Hội thảo khoa học "Các nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh - Thành tựu và ứng dụng" là hoạt động vô cùng ý nghĩa, mang tầm chiến lược về khoa học, góp phần khẳng định giá trị và vị thế của loài dược liệu quý Sâm Ngọc Linh, nhất là trong giai đoạn hiện nay Đảng, Nhà nước ta đã có chủ trương xem phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển kinh tế - xã hội, đưa đất nước phát triển mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.

Quang cảnh Hội thảo
Quang cảnh Hội thảo

Xác định được tầm quan trọng và tiềm năng to lớn của Sâm Ngọc Linh, Tỉnh ủy Kon Tum khóa XVI đã ban hành Nghị quyết số 14, ngày 19/5/2022 "về đầu tư, phát triển và chế biến dược liệu trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030"; trong đó, xác định mục tiêu đến năm 2025, toàn tỉnh có khoảng 4.500 ha Sâm Ngọc Linh và đến năm 2030 có khoảng 10.000 ha Sâm Ngọc Linh (trên tổng diện tích được quy hoạch gần 32.000 ha). Đến nay, đã trồng được khoảng 2.922 ha Sâm Ngọc Linh, đạt 65% mục tiêu Nghị quyết đến năm 2025. 

Để bảo vệ thương hiệu Sâm Ngọc Linh và người tiêu dùng, tỉnh Kon Tum đã bố trí hơn 13 tỷ đồng để đầu tư hệ thống thiết bị phân tích ADN và thiết bị phân tích, kiểm định các thành phần của Sâm; hàng nghìn cây giống Sâm Ngọc Linh đã được cấp phát miễn phí cho các hộ nghèo, hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở vùng dự án.

Các đại biểu tham dự Hội thảo
Các đại biểu tham dự Hội thảo

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kon Tum Nguyễn Đức Tuy khẳng định: Tỉnh Kon Tum sẽ làm hết sức mình để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước đến nghiên cứu, khảo sát, tìm hiểu cơ hội và xúc tiến đầu tư trồng, chế biến, tiêu thụ Sâm Ngọc Linh. Kết quả Hội thảo hôm nay sẽ không dừng lại ở học thuật, mà sẽ được cụ thể hóa thành chính sách, chương trình, dự án thực tiễn, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Các nhà khoa học trình bày những công trình nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh
Các nhà khoa học trình bày những công trình nghiên cứu mới về Sâm Ngọc Linh

Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày những công trình nghiên cứu mới nhất, những phát hiện mang tính đột phá về thành phần hóa học, tác dụng dược lý, quy trình nuôi trồng, chế biến Sâm Ngọc Linh và việc xây dựng, quản lý, phát triển thương hiệu Sâm Ngọc Linh… Đây là cơ hội quý báu để các nhà khoa học, các chuyên gia trao đổi kiến thức, chia sẻ kinh nghiệm trong việc khai thác và phát huy giá trị của Sâm Ngọc Linh. Đồng thời, góp phần khẳng định rõ hơn những công dụng, tiềm năng dược lý của Sâm Ngọc Linh, cung cấp cơ sở khoa học vững chắc cho việc ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực y tế, chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Kon Tum.

Hội thảo khoa học lần này là một diễn đàn khoa học hiệu quả, nơi những ý tưởng sáng tạo được khơi nguồn, những hợp tác tiềm năng được thiết lập, góp phần đưa Sâm Ngọc Linh vươn tầm cao mới, khẳng định vị thế trên bản đồ dược liệu quý của quốc gia và thế giới. 

Tin cùng chuyên mục
Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Người dân vùng cao Hà Lâu chật vật trong việc tái trồng rừng

Sau cơn bão số 3, hàng trăm hecta rừng keo của bà con vùng cao Hà Lâu, huyện Tiên Yên (Quảng Ninh) bị tàn phá nặng nề. Vừa mới bắt đầu gượng dậy sau thiệt hại do thiên tai, người dân lại phải đối mặt với khó khăn mới khi giá cây keo giống tăng vọt. Việc tái trồng rừng giờ đây trở thành một thử thách lớn, khi chi phí cao và nguồn lực thiếu thốn khiến quá trình phục hồi sinh kế của bà con càng thêm trì trệ.