Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kon Tum: Không để học sinh "quên" đến lớp

Lê Hường-Tiên Dung - 11:36, 08/03/2021

Sau thời gian dài nghỉ Tết và phòng chống dịch bệnh Covid-19, tỉnh Kon Tum quyết định cho học sinh trở lại trường học từ ngày 22/2. Tuy nhiên, những ngày đầu đi học trở lại, lượng học sinh nghỉ học khá lớn. Để bảo đảm công tác dạy và học, giáo viên nhiều trường học vùng sâu, vùng xa phải đến từng nhà vận động học sinh đến lớp.

Giáo viên vùng sâu đến từng nhà vận động học sinh
Giáo viên vùng sâu đến từng nhà vận động học sinh

Nhiều năm nay, các thầy cô giáo Trường PTDTBT Tiểu học - THCS Tu Mơ Rông, xã Tu Mơ Rông, huyện Tu Mơ Rông vẫn luôn miệt mài với công việc, đến từng nhà bà con đồng bào DTTS để tuyên truyền, vận động học sinh đến lớp. Đặc biệt, sau mỗi kỳ nghỉ dài ngày như đợt nghỉ Tết và nghỉ dịch vừa qua.

Thầy Nguyễn Ngọc Huynh, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Ở đây, tình trạng học sinh “quên ” đến lớp sau kỳ nghỉ dài vẫn thường xuyên diễn ra, nên nhà trường đã sớm chủ động lên kế hoạch khắc phục tình trạng này. Sau khi nhận được thông báo đi học tập trung trở lại, 36 cán bộ, giáo viên của trường đã chia nhóm đến 8 thôn, làng vận động học sinh ra lớp.

Đặc biệt là học sinh DTTS, thời gian nghỉ học các em sẽ theo bố mẹ lên nương rẫy nên khi có lịch đi học trở lại, giáo viên phải đến nhà học sinh từ sáng sớm để thông báo và vận động gia đình đưa các em đến lớp. Tuy nhiên, khi giáo viên đến nhà, nhiều em ngại đi học còn trốn đi chỗ khác, hoặc thấy bóng dáng thầy, cô là bỏ chạy nên các thầy cô nhiều lúc vất vả  lắm mới gặp gỡ, vận động được các em.

"Để duy trì sĩ số, bảo đảm chất lượng dạy và học, những năm qua, cán bộ, giáo viên nhà trường cũng đã triển khai nhiều giải pháp, như  quan tâm, tạo mối quan hệ gần gũi, thân thiết với học sinh để chia sẻ, nắm bắt tâm tư, động viên nhắc nhở các em đi học. Đối với  những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, nhà trường còn tạo điều kiện hỗ trợ về sách vở, quần áo và chăm sóc các em ”, thầy Nguyễn Ngọc Huynh chia sẻ

Không riêng Trường PTDTBT Tiểu học -THCS Tu Mơ Rông, mà tình trạng học sinh “quên” đến lớp vẫn thường diễn ra ở các trường học vùng sâu, vùng xa có đông bào DTTS ở Kon Tum.

Theo thầy Nguyễn Tài Duệ, Hiệu trưởng Trường TH&THCS Lý Tự Trọng, sau 2 ngày trở lại trường học, toàn trường vẫn còn 8 học sinh vắng mặt, trong đó 4 em ăn Tết ở quê chưa về kịp, số còn lại bị ốm. Các học sinh nghỉ học đều có lý do, nhà trường vẫn liên hệ thường xuyên với gia đình nắm bắt tình hình.

Để bảo đảm công tác phòng chống dịch bệnh Covid-19, các em học sinh ăn Tết ở quê ngoài địa bàn, sau trở lại trường đều được kiểm tra sức khoẻ, khai báo y tế đầy đủ, cách ly y tế đối với những trường học về từ vùng dịch. Nếu ngành Y tế đồng ý cho những trường hợp này đi học, nhà trường sẽ tạo điều kiện để giúp các em bổ sung kiến thức còn thiếu.

Thầy giáo ở Tu Mơ Rông giúp học sinh đi lấy nước
Thầy giáo ở Tu Mơ Rông giúp học sinh đi lấy nước

Để giúp học sinh không quên bài, trong thời gian nghỉ phòng, chống dịch bệnh, giáo viên Trường Tiểu học - THCS Đăk Plô, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei chủ động mang bài tập đến tận nhà cho học sinh. Song song với việc thu, phát bài tập cho các em, các thầy giáo chủ động tuyên truyền, nhắc nhở các em theo dõi lịch học. Khi có lịch đi học tập trung trở lại, nhà trường phối hợp với chính quyền địa phương thông báo qua lao phát thanh của xã. Với những em học sinh ở xa giáo  viên sẽ đến tận nhà vận động.

Tương tự, thầy Trần Nhật Lam, Hiệu trưởng Trường Tiểu học - THCS Đăk Plô chia sẻ: Để động viên, thu hút được các em đến trường đầy đủ,  Nhà trường luôn nắm bắt hoàn cảnh, dành sự quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ kịp thời những học sinh có hoàn cảnh khó khăn. Trước Tết Tân Sửu vừa qua, Nhà trường đã trao tặng các em học sinh khó khăn những phần quà Tết ý nghĩa. 

Theo đó, năm học 2020-2021, trường có 243 học sinh, trong ngày đầu tiên quay trở lại trường sau thời gian tạm nghỉ để phòng, chống dịch Covid-19, trường có 14 em vắng mặt, nhưng đến nay, các em đã đến trường đầy đủ.

Cơ sở vật chất trường học vùng đồng bào DTTS Kon Tum vẫn còn thiếu thốn
Cơ sở vật chất trường học vùng đồng bào DTTS Kon Tum vẫn còn thiếu thốn

Với sự nhiệt tình, trách nhiệm, nỗ lực của các thầy cô giáo, ngày đầu tiên sau kỳ nghỉ, hàng nghìn học sinh tỉnh Kon Tum không đến lớp,  nhưng, chỉ sau 1 ngày, tỷ lệ chuyên cần của học sinh toàn ngành đạt 98,1%. Cụ thể, bậc Tiểu học đạt tỷ lệ 98,1%; bậc THCS đạt 98,4% và bậc THPT đạt 97,9 %. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.