Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Ký kết Chương trình phối hợp công tác giữa Ủy ban Dân tộc và Bộ Giáo dục và Đào tạo giai đoạn 2021-2025

Hoàng Quý - 21:18, 28/10/2021

Ngày 28/10, tại Hà Nội, Ủy ban Dân tộc (UBDT) và Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã tổ chức Hội nghị Tổng kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2018-2021 và Ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Hầu A Lềnh phát biểu tại Hội nghị

Tham dự Hội nghị, về phía UBDT có Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh; các Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm: Lê Sơn Hải, Hoàng Thị Hạnh; Lãnh đạo một số Vụ, đơn vị trực thuộc UBDT. Về phía Bộ GD&ĐT có Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn; các Thứ trưởng: Phạm Ngọc Thưởng, Ngô Thị Minh; Lãnh đạo các Vụ, đơn vị trực thuộc Bộ GD&ĐT.

Báo cáo tổng kết công tác phối hợp giữa UBDT và Bộ GD&ĐT giai đoạn 2018-2021 cho thấy, Chương trình đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ bản thực hiện được các nội dung mà kế hoạch phối hợp đã đề ra. 

Theo đó, UBDT và Bộ GD&DT đã tham mưu, đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách phù hợp với điều kiện thực tế trong tình hình mới ở vùng DTTS; Phối hợp rà soát, đánh giá các chính sách GD&ĐT vùng DTTS như: Việc áp dụng phân định vùng DTTS và miền núi theo trình độ phát triển, phân định xã, huyện, tỉnh là miền núi, vùng cao trong xây dựng chính sách GD&ĐT; chính sách cho người dạy, người học; chính sách cử tuyển, các chính sách phát triển giáo dục vùng DTTS và miền núi.

Từ năm 2018 đến nay, UBDT và Bộ GD&ĐT đã phối hợp xây dựng và sửa đổi 02 Luật và 07 Nghị định; xây dựng báo cáo và các văn bản giải quyết khó khăn, vướng mắc về tổ chức thực hiện các chính sách giáo dục ở vùng DTTS và miền núi. UBDT đã triển khai thực hiện Quyết định số 771/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Bồi dưỡng kiến thức dân tộc đối với cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2018-2025”. Kết quả, có 1.459 học viên đã hoàn thành các nội dung, yêu cầu của khóa tập huấn và đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận hoàn thành chương trình tập huấn giảng dạy kiến thức dân tộc; tổ chức 115 lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc tại 40 tỉnh, thành phố…

Đặc biệt, từ năm 2019 đến nay, UBDT và Bộ GD&ĐT đã tích cực phối hợp xây dựng Đề án tổng thể phát triển kinh tế-xã hội (KT-XH) vùng DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; rà soát, tích hợp các chính sách phát triển giáo dục dân tộc vào Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030.

Phát huy những kết quả đó, trong giai đoạn 2021-2025, UBDT và Bộ GD&DT tiếp tục thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: Phối hợp triển khai thực hiện Chương trình MTQG phát triển KT-XH vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021-2030; Tăng cường phối hợp chỉ đạo công tác phổ cập giáo dục, xóa mù chữ vùng DTTS và miền núi; Phối hợp chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt việc dạy học tiếng nói, chữ viết DTTS trong trường phổ thông và dạy học tiếng DTTS đối với cán bộ công chức, viên chức công tác tại vùng DTTS; Phối hợp trong việc nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, điều chỉnh chính sách dân tộc trong lĩnh vực GD&ĐT vùng DTTS và miền núi, từ đó đề xuất, kiến nghị với Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành liên qua sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các chính sách dân tộc giai đoạn 2021-2025; Tăng cường phối hợp về công tác thi đua, khen thưởng, thông tin, tuyên truyền nhằm phát huy hiệu lực, hiệu quả việc thực hiện các chủ trương, chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước…

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025
Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh và Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025

Phát biểu tại Hội nghị,  Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn nhận định: Công tác phối hợp giữa Bộ GD&ĐT với UBDT đã đạt được nhiều kết quả tích cực cả về quy mô, tính chất và chiều sâu. Mảng GD&ĐT luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng, các chính sách đã góp phần xây dựng nguồn nhân lực chất lượng, đóng góp vào sự phát triển KT-XH vùng DTTS và miền núi… Thời gian tới, hai cơ quan cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ để triển khai thành công Chương trình phối hợp và Chương trình MTQG.

Phát biểu tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh đánh giá cao sự phối hợp của Bộ GD&ĐT trong giai đoạn 2018-2021, đây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần phát triển vùng DTTS và miền núi, đặc biệt là phát triển về giáo dục. Diện mạo vùng DTTS và miền núi không ngừng khởi sắc; đời sống vật chất, tinh thần của đồng bào DTTS tiếp tục được cải thiện và nâng cao; tỷ lệ hộ đói nghèo giảm rõ rệt. Hệ thống công trình hạ tầng được tăng cường. Các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hóa, xã hội vùng DTTS và miền núi có chuyển biến tích cực; giá trị văn hóa dân tộc được quan tâm bảo tồn và phát huy, từng bước rút ngắn khoảng cách giữa các dân tộc, các vùng trong cả nước.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT mong muốn, trong giai đoạn tiếp theo Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp chặt chẽ với UBDT triển khai hiệu quả các nội dung trong Chương trình phối hợp công tác; trong đó chú trọng đẩy mạnh phối hợp thực hiện Lễ tuyên dương học sinh, sinh viên DTTS xuất sắc, tiêu biểu hằng năm và các dự án trong Chương trình MTQG.

Tại Hội nghị, Bộ trưởng, Chủ nhiệm UBDT Hầu A Lềnh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã ký kết Chương trình phối hợp công tác giai đoạn 2021-2025 giữa UBDT và Bộ GD&ĐT.

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Xây dựng nông thôn mới ở miền núi Quảng Ninh: Sức bật từ Nghị quyết 06

Cách đây 3 năm, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã ban hành Nghị quyết 06-NQ/TU, ngày 17/5/2021 về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng – an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào DTTS, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030 (Nghị quyết 06). Với nguồn lực được ưu tiên, nhiều cách làm sáng tạo, việc triển khai Nghị quyết 06 đã tạo sức bật cho những địa bàn khó khăn của tỉnh, nhất là trong xây dựng nông thôn mới.