Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm hiệu quả cao

Như Ý - 10:49, 16/03/2022

Cua xanh là một loại thực phẩm thủy sản có giá trị kinh tế cao. Ưu điểm của việc nuôi cua xanh là vốn đầu tư thấp nhưng giá trị kinh tế cao. Lựa chọn chăn nuôi cua sẽ ít xảy ra rủi ro hơn so với việc nuôi tôm, cá. Sau đây là kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm đạt tiêu chuẩn và năng xuất cao mời bà con tham khảo.

Kỹ thuật nuôi cua xanh thương phẩm hiệu quả cao

Chuẩn bị ao nuôi cua xanh

Cua xanh là một loại cua biển thường sống ở gần vùng bãi triều ven biển. Vì thế ao nuôi cần đáp ứng độ mặn thích hợp từ 10-25% với diện tích từ 2.000 – 10.000 m2. Nên chọn ao gần sông, có nguồn nước dồi dào, dễ cấp thoát nước. Đáy ao nên chọn nơi có đất thịt pha sét hoặc cát, lớp bùn không quá 20cm.

Làm đăng chắn bằng lưới mùng loại thưa hoặc tre quanh bờ nghiêng về phía trong ao khoảng 60 độ. Đăng cao từ 0,8 – 1m và chon sâu từ 20-30 cm nhằm ngăn cua bò ra ngoài.

Phía trong ao, cách bờ 2 – 3m, đào kênh rộng 3 – 4m bao quanh ao. Ở giữa ao đắp một cồn nổi cao hơn mặt nước ao 0,2-0,3m. Trong kênh nên bỏ thêm chà cho cua ẩn nấp. Hoặc cắm chà đều khắp ao, nhiều hơn ở khu vực gần bờ.

Có 2 cống: cống cấp và cống thoát, cống thoát đặt sát đáy thông với kênh. Cải tạo tương tự phần ương cua.

Chọn và thả giống

Thả cua cùng cỡ, màu sắc tươi sáng tự nhiên, khỏe mạnh, đầy đủ que càng, tốt nhất nên thả giống đã qua ương, có kích cỡ 2 – 2,5cm, mật độ 1 con/m2. Tốt nhất thả giống nhân tạo đồng cỡ và cùng lúc. Đối với hình thức nuôi tổng hợp (tôm – cua – cá), có thể thả mật độ cua 0,2 con/m2, tôm sú < 10 con/m2, cá < 0,1 con/m2.

Thả ở nhiều điểm khác nhau trong ao, thả cua trên mép bờ để cua tự bò xuống nước. Những con yếu thường nằm tại chỗ hoặc bò chậm, ta thu lại cho vào giai để theo dõi và thả sau.

Quản lý, chăm sóc cua xanh thương phẩm

Thức ăn chính là cá hỗn hợp hấp chín. Ghẹ ngày ăn 4 lần vào 8 giờ, 11 giờ, 17 giờ, 22 giờ chiếm khoảng 4 – 6% trọng lượng ghẹ. Chúng sẽ thường ăn nhiều vào ban đêm.

Dùng khay đựng thức ăn để kiểm tra sức khoẻ của ao và phân bố đều thức ăn xung quanh ao. Điều này sẽ giúp cho cua tránh đánh nhau một cách hiệu quả.

Thường xuyên bắt cua, cân, kiểm tra sự phát triển của cua, kiểm tra tình trạng của cua. Từ đó sẽ có biện pháp xử lý kịp thời hoặc điều chỉnh lượng thức ăn cho hợp lý.

Thay nước 20-30% trong ao mỗi ngày. Thay nước trong toàn bộ ao mỗi tuần một lần.

Thường xuyên kiểm tra bờ sông, cống rãnh, chướng ngại vật để tránh cua bị tuột mất.

Kết thúc vụ thu hoạch, trọng lượng cua tăng, tiêu tốn nhiều thức ăn nên dễ gây ô nhiễm môi trường. Thay nước thường xuyên và kiểm tra môi trường để cua thích nghi sinh trưởng. Nếu có nhiều thức ăn thừa hoặc ôi thiu tích tụ dưới đáy hồ bơi, có thể phải xả, gạn và làm sạch.

Không cho cua ăn thức ăn tươi sống, vì mầm bệnh dễ đưa vào ao nuôi.

Thu hoạch

Cua thương phẩm phải đạt 250g/con trở lên, cua chắc thịt hoặc đã đầy gạch (cua cái). Những con chưa đạt kích thước, trọng lượng, cua ốp hoặc chưa đầy gạch nếu còn khoẻ mạnh thì có thể đem nuôi ở các ao nhỏ. Nuôi vỗ tích cực sau một thời gian để đạt tiêu chuẩn rồi thu hoạch./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.