Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử

Như Ý - 17:17, 29/09/2022

Cây câu kỷ tử là loại cây lâu năm rất dễ trồng, hiện nay được rất nhiều các hộ gia đình mua hạt về ươm trồng ở sân vườn thu hoạch quả để dùng, vừa an toàn vừa tốt cho sức khoẻ. Dưới đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử mang lại hiệu quả cao mời bà con tham khảo.

Cây câu kỷ tử là loại cây lâu năm rất dễ trồng, hiện nay được rất nhiều các hộ gia đình mua hạt về ươm trồng ở sân vườn thu hoạch quả để dùng, vừa an toàn vừa tốt cho sức khoẻ.
Cây câu kỷ tử là loại cây lâu năm rất dễ trồng, hiện nay được rất nhiều các hộ gia đình mua hạt về ươm trồng ở sân vườn thu hoạch quả để dùng, vừa an toàn vừa tốt cho sức khoẻ

Đặc điểm thực vật của cây câu kỷ tử

Câu kỷ tử là một trong những vị thuốc quý hiếm. Cây có chiều cao trung bình từ 0.5 – 1.5m, mọc đứng, cành phân nhiều. Cành kỷ tử mảnh, thỉnh thoảng có gai. Lá hình mũi mác, hẹp ở gốc, mọc cách, nhẵn.

Hoa mọc ở kẽ lá, chủ yếu mọc đơn độc, tuy nhiên một số hoa mọc lại thành chùm. Hoa kỷ tử có màu đỏ, quả mọng, nhỏ, hình trứng dài, có màu đỏ cam và đỏ thẫm khi chín.

Câu kỷ tử là một loại thực phẩm bổ dưỡng giúp tăng cường sức khỏe, từ quả đến lá, thân, rễ đều có thể làm thuốc nhưng được dùng nhiều là quả.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử 1

Thời vụ trồng cây câu kỷ tử

Cây câu kỷ tử có thể gieo trồng quanh năm, tuy nhiên tốt nhất nên trồng vào mùa hè. Cây câu kỷ tử thường nở vào tháng 6 đến tháng 9 có màu tím, kết trái vào tháng 7 đến tháng 10. Sau 2-3 năm khi quả chín sẽ chuyển từ màu cam sang đỏ là có thể thu hoạch.

Chuẩn bị giống và đất trồng

Cây câu kỷ tử được trồng bằng hình thức gieo hạt hoặc dâm cành. Với đặc tính thân cây mảnh mai, câu kỷ tử cũng có thể được trồng trong chậu nếu như gia đình không có quá nhiều không gian.

Đất trồng cần chọn loại đất mềm, tơi xốp, viên nén sơ dừa kích mầm. Nếu trồng bằng chậu cần chọn loại chậu đường kính chậu tối thiểu 60cm, có lỗ thoát nước và giữ ẩm tốt.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử 2

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử

Ngâm hạt giống với nước ấm 30 độ C trong vòng 2-3 tiếng. Sau đó, vớt hạt giống ra ươm vào hộn hợp đất đã chuẩn bị sẵn. Hỗn hợp đất đã chuẩn bị sẵn được cào bằng và khoét lỗ nông vừa đốt tay. Thả hạt giống quả câu kỷ tử xuống lỗ và phủ bằng một lớp đất mỏng nhẹ.  Tưới ẩm phun sương để đất nước tạo môi trường thuận lợi cho hạt giống quả câu kỷ tử nảy mầm. Sau đó đặt chậu cây ở nơi có ánh sáng mặt trời nhẹ, chờ đợi hạt giống nảy mầm. Hạn chế để chậu nơi có ánh sáng mặt trời trực tiếp. Sau 10 – 15 ngày hạt sẽ nảy mầm. Sau khi hạt nảy mầm cần từ từ di chuyển chậu ươm ra nơi có ánh nắng mặt trời.

Khi cây con sinh trưởng được 1 tháng, bà con đem cây con ra trồng vào chậu hoặc đất vườn đã chuẩn bị. Cây câu kỷ tử ưa nắng mạnh, càng nắng nhiều cây càng phát triển tốt, cây ưa ẩm nên cần được tưới nước thường xuyên. 

Phân bón bổ sung bằng cách rải lên mặt đất. Bón bổ sung gồm 2 đợt:

Đợt 1: rải phân trùn quế lên mặt chậu, rải lớp phân trùn quế dầy khoảng 3 cm. 

Đợt 2: Sau 10-12 ngày bón thêm phân NPK tím với liều lượng cây nhỏ thì 1 muỗng cà phê, cây lớn thì 2-3 muỗng, rải đều xung quanh gốc, tránh rải sát gốc cây, tưới nước đầy đủ sau khi bón phân.

Cần tỉa bớt cành nhánh phía trong tán lá để tập trung dinh dưỡng kết trái.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây câu kỷ tử 3

Thu hoạch

Sau 2-3 năm trồng và chăm sóc, cây câu kỷ tử sẽ cho bói mùa đầu tiên. Vào mùa Hạ và mùa Thu khi trái đã chuyển màu đỏ cam thì có thể thu hoạch.

Nên thu hoạch vào sáng sớm hoặc chiều mát, nếu vào giữa trưa nóng quá có thể bị kém chất. Khi mới hái về phải tải mỏng phơi chỗ râm mát cho tới khi da quả bắt đầu nhăn rồi mới đem đi phơi chỗ nắng đến thật khô. Nếu sấy phải giữ ở nhiệt độ thấp 30 – 45°C.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.