Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn

Như Ý - 08:51, 26/03/2024

Cây mạch môn là một trong những loại cây thảo dược tự nhiên có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Đặc biệt, loại cây này còn có thể trồng như một loại cây cảnh độc đáo, đẹp mắt. Để trồng cây mạch môn mang lại hiệu quả cao mời các bạn tham khảo kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn sau đây nhé.

Cây mạch môn là một trong những loại cây thảo dược tự nhiên có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.
Cây mạch môn là một trong những loại cây thảo dược tự nhiên có giá trị kinh tế cao, có nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe.

Thời vụ trồng

Mạch môn được trồng từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau. Thời điểm tốt nhất để trồng loại cây này là từ 5/12 đến 15/2.

Chọn giống

Chọn giống mạch môn chất lượng, khỏe mạnh, có khả năng chịu được điều kiện thời tiết và môi trường trong khu vực trồng. Chọn giống mạch môn trồng lấy củ là loại lá to, bản lá dày và dài. Giống mạch môn được trồng bằng phương pháp tách chồi gốc.

Gốc mạch môn sau khi thu hoạch củ được cắt bỏ lá, lấy gốc có chiều cao 20cm. Tiến hành tách cụm gốc, mỗi cụm gốc có 3 - 4 cây. Khi tách cụm giống để trồng cần chú ý không để bị dập ngọn hoặc vỡ thân ngầm ở gốc cây.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn 1

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn

Để tiến hành trồng cây mạch môn, bà con cần đảm bảo đất được tạo thành từ hỗn hợp phù hợp của đất sét, đất cát và phân hữu cơ. Đất nên có độ thoát nước tốt và giàu dinh dưỡng.

Trước khi trồng mạch môn, cần bón phân lót có chứa khoáng chất và dinh dưỡng cần thiết, như phân hữu cơ và phân hóa học phù hợp. Điều này giúp cung cấp đủ dinh dưỡng cho cây và cải thiện sự sinh trưởng.

Khoảng cách trồng 30 x 40cm. Mật độ trồng khoảng 80.000-82.500 cây/ha (tùy theo địa hình đất và điều kiện trồng thâm canh hay xen canh).

Sau khi bổ hốc hoặc xẻ rãnh xong, có thể tiến hành trồng cây ngay hoặc bón phân hữu cơ đã trộn với lân vào đất. Cây giống được trồng sâu 12 - 15cm, mầm ngọn hướng lên trên và nẹn đất chặt xung quanh gốc. Sau khi trồng nếu có thể phủ rơm rạ giữ ẩm cho cây hoặc trồng xen cây ngắn ngày như ngô, lạc, đậu đỗ.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn 2

Mạch môn là cây dễ trồng nhưng do thời gian sinh trưởng phát triển dài nên lượng phân cung cấp cho cây cần bón rải và hợp lý theo từng đợt thì sẽ cho năng suất cao. Là loại cây cho củ nên mạch môn cần bón thêm phân lân và các nguyên tố vi lượng khác, tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng để bón.

Bà con cần làm cỏ, bón phân và vun xới thường là những công việc kết hợp với nhau và tiến hành làm cùng đợt chăm sóc.

Khi cây 5 - 6 tháng tuổi tiến hành xới xáo nhẹ, kết hợp bón thúc đợt 1. Bón phân NPK, lượng bón 150 - 200kg/ha. Khi bón phân thúc thì bón cách gốc 10 - 15 cm hoặc bón giữa 2 khóm. Không bón phân trực tiếp vào gốc cây sẽ làm cây chết.

Sau chăm sóc đợt 1 từ 5 - 6 tháng ngày làm cỏ, xới xáo, vun gốc và bón phân. Bón NPK, kết hợp phân đạm để tăng khả năng đẻ nhánh cho cây. Lượng bón 200kg NPK + 50kg Đạm/ha.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn 3

Sau chăm sóc đợt 2 khoảng 10 tháng, làm cỏ bón phân NPK kết hợp với phân lân. Lượng bón 200 - 250kg NPK + 50kg phân lân/ha.

Mỗi lần vun xới xong, nếu có mùn rác mục hoặc trấu đem phủ vào gốc làm đất xốp thêm thì cây cho củ càng to và năng suất càng cao.

Mạch môn sinh trưởng tốt nhất trong điều kiện có độ che bóng 48% nên thích hợp trồng xen dưới tán rừng, dưới bóng cây ăn quả. Nếu trồng trên ruộng hoặc đất bãi nên chủ động trồng xen cây tạo bóng thích hợp cho mạch môn.

Cây Mạch môn được trồng trong hệ thống canh tác sử dụng nước trời nên thời vụ trồng thường bắt đầu khi vào xuân, có mưa phùn để mầm mọc nhanh. Nếu trồng trong điều kiện tưới tiêu chủ động thì nên tưới nước cho cây sau khi bón phân định kì để cây phát triển nhánh và phình to củ.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn 4

Thu hoạch

Thường vào tháng 6 - 7, khi cây mạch môn đã đạt tuổi 2 - 3 năm, người ta thường chọn những củ già, sau đó cắt bỏ rễ con và rửa sạch đất.

Rễ củ được xếp thành đống, phơi nắng nhiều lần để cho đến khi củ khô gần đạt khoảng 70% - 80% độ ẩm. Sau đó, rễ củ được đập dẹt và lõi bên trong được rút bỏ. Cuối cùng, rễ củ được tiếp tục phơi khô. Có khi sau khi thu hoạch, rễ củ được rạch và tước bỏ lõi, sau đó được rang cùng với gạo cho đến khi gạo có màu vàng nhạt. Sau khi rang, gạo được tách ra và chỉ mạch môn được sử dụng.

Rễ củ của cây mạch môn được thu hái khi cây đã 2 - 3 tuổi vào tháng 6. Khi thu hoạch, rễ con được cắt bỏ và sau đó rửa sạch để loại bỏ đất bám. Nếu củ nhỏ, chúng có thể được để nguyên, trong khi củ to có thể được chia đôi để tăng khả năng sấy khô. Sau đó, rễ củ được phơi khô. Trước khi sử dụng, cần cắt bỏ phần lõi của rễ củ.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.