Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Bạn của nhà nông

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu

Như Ý - 09:06, 06/12/2022

Mùi tàu còn có tên gọi khác là mùi gai, ngò gai hoặc ngò tây, là loại cây dễ sống, dễ trồng và có thể thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Ngoài việc được dùng để ăn sống, nấu canh thì mùi tàu còn có tác dụng trị nám da, trị mụn, trị đái dầm ở trẻ em, chữa cảm cúm, hôi miệng, tiêu chảy, đau bụng…Sau đây là kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu mời bà con tham khảo.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu

Thời vụ

Rau mùi tàu là loại cây dễ sống, dễ trồng và có thể thích nghi với nhiều điều kiện thời tiết khác nhau. Cây sinh trưởng mạnh nhất ở nhiệt độ 20 – 30 độ C. Cây mùi tàu có thể trồng quanh năm nhưng nên tránh gieo hạt mùa quá lạnh vì cây sinh trưởng kém vào thời tiết này. Thời gian thích hợp nhất là trồng vào mùa Xuân và mùa Thu (tháng 2 và tháng 7 dương lịch). 

Chuẩn bị giống 

Rau mùi tàu có thể trồng bằng hạt hoặc cây con. Hạt giống bạn có thể tìm mua ở các cửa hàng bán hạt giống hoặc siêu thị uy tín, có xuất xứ rõ rệt, bảo đảm tỷ lệ nảy mầm trên 95%. Để có thể bảo đảm mật độ cần triển khai thử độ nảy mầm của hạt giống trước khi tiến hành gieo. Nếu chọn mua giống cây giống cần chọn lựa ruộng giống phát triển sinh trưởng tốt, không bị nhiễm sâu hại gây bệnh.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu 1

Chuẩn bị đất trồng

Có thể trồng mùi tàu trên nhiều loại đất, trừ chân đất bị nhiễm phèn, nhiễm mặn nhiều. Tốt nhất là trồng trên các loại đất tơi xốp, hàm lượng mùn và dinh dưỡng cao, cây sẽ sinh trưởng, phát triển tốt, cho năng suất cao. Chuẩn bị đất sao cho khi mưa to không bị úng, nước trong rãnh cách mặt luống khoảng 10cm. Luống theo hướng Đông Tây để giảm nắng chiếu vào luống rau. Luống cao khoảng 25cm, mặt luống rộng 1m, rãnh rộng 30cm. 

Đất phải được cày bừa nhỏ, tơi xốp, không bị úng nước. Cần được xử lí bằng các loại thuốc trừ dế, mọt, kiến và làm luống tùy thuộc vào quy mô người trồng quyết định.

Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu

Nên bón phân trước khi gieo, ngay sau khi lần làm đất sau cùng. Bón 100 – 150kg phân hữu cơ sinh học Better HG01 và 20 – 25kg Better NPK 16-12-8-11+TE. Sau khi rãi phân xong, xới đất lại lần nữa để trộn phân vào đất.

Nếu trồng mùi bằng cây con, bạn trồng trực tiếp lên đất đã chuẩn bị, tưới ngày 2 lần khoảng 10 ngày để cây nhanh chóng bén rễ.

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu 2

Nếu trồng bằng hạt giống có thể gieo thẳng trực tiếp trên luống, liếp mà không cần ngâm ủ hạt. Do hạt giống rau mùi tàu nhỏ nên để gieo đều phía trên mặt luống nên trộn với cát, đất bột, chia thành nhiều phần gieo từ 2 – 3 lần để giúp tránh gieo dày. Đất gieo cần bảo đảm ẩm độ từ 70 – 80%, không gieo trên nền đất quá ướt. Tránh gieo vào các ngày có mưa. Nếu gieo xong gặp mưa thì triển khai phe phủ luống tránh mưa. Trường hợp nắng gắp cần phủ rơm rạ lên luống để dưỡng ẩm cho đất.

Rau mùi tàu thích ẩm ướt, nhưng nếu úng dẫn tới dễ nhiễm nấm bệnh (bệnh thối rễ, chết ẻo) nên cần chuẩn bị hệ thống tưới tiêu tốt. Khí hậu nắng gắt cần bảo đảm ẩm độ cho đất, ngày tưới 1 – 2 lần. Gặp trời mưa cần tiến hành thoát nước nhanh tránh gây gập úng.

Sau khi gieo hạt khoảng 2 tuần dùng 2kg Urê Đầu Trâu 46 A+ và 10kg super lân, kết hợp với việc tỉa dăm cây. Có thể bón phân bằng cách pha vào nước rồi tưới. Sau khi tưới phân, nên tưới lại một lần bằng nước lã để rửa sạch phân bám dính trên lá. Do đọt non của cây mùi tàu nằm sát với mặt đất, vì thế không được để cho đất cát, bùn bao phủ trên đọt non dễ làm cho đọt bị thối chết.

Phòng trừ sâu bệnh

Bệnh hại: Khi thu hoạch, ta thường cắt toàn bộ lá và thân cây, chỉ chừa lại phần gốc. Đây là điều kiện thuận lợi để nấm bệnh thối gốc và vi khuẩn héo xanh gây hại. Chúng có thể gây chết toàn bộ ruộng mùi tàu chỉ trong vài ngày. Vì vậy, cần lựa chọn các ngày nắng ráo để thu hoạch. Ngay sau đó phải phun một số loại thuốc trừ nấm, kháng khuẩn cho cây như: Ninexto, Validacin, Anvil, Kasumin, Kasai, Fitsan…

(Tổng hợp) Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mùi tàu 3

Sâu hại: Loài nhện đỏ chích hút làm quăn ngọn, lá và cây rụt lại. Cần thường xuyên kiểm tra đồng ruộng, nhất là khi mưa phùn ẩm ướt, độ ẩm cao để phát hiện và phun trừ kịp thời bằng một trong các loại: Dầu khoáng SK99 thuốc Comite, Autus, Alphamin, Danitol, Pegasus, Nissura, Vibamec… Ngoài ra, cần tỉa bớt cây nhằm tạo độ thông thoáng cho ruộng. Tốt nhất, nên áp dụng biện pháp phòng trừ dịch bệnh tổng hợp và tuân thủ các tiêu chuẩn VietGAP.

Thỉnh thoảng lại có đàn kiến kéo tới bám vào cây. Khiến cho người thu hoạch nhiều khi không để ý sẽ rất dễ bị chúng cắn. Thậm chí nếu không rửa sạch sẽ gây dị ứng ngứa.

Sâu hại cây chủ yếu là sâu xám (thường bị đầu vụ). Nhổ bỏ những cây bị bệnh nếu mới bị với diện tích nhỏ. Nếu bị hàng loạt thì phải nhổ bỏ toàn bộ ruộng mùi tàu. Phải xử lý lại đất bằng cách làm tơi đất phơi ải một thời gian. Sau đó dùng vôi bột (17-18 kg/sào Bắc Bộ để diệt trừ sâu bệnh và nâng độ pH của đất. Khi thu hoạch nên lựa những ngày nắng ráo. Ngay sau thu hoạch phải phun một số loại thuốc trừ nấm như: Ninexto, Validacin, Anvil, Kasumin, Kasai, Fitsan…

Thu hoạch

Sau 1 tháng trồng là rau có thể thu hoạch bằng cách tỉa dần để ăn và bán. Mỗi lần bóc tách lá mùi tàu để bán cách nhau từ 25 – 30 ngày. Sau khi gieo khoảng 3 tháng có thể thu hoạch để lấy hạt làm giống. Cắt cành giống, bó lại, ủ qua đêm, rồi phơi trong nắng nhẹ đến khi thật khô. Đập nhẹ lấy hạt bảo quản./.

Tin cùng chuyên mục
Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa

Vào thời điểm giao mùa, sức đề kháng của gà giảm nên dễ mắc phải các bệnh phổ biến do sự thay đổi về thời tiết và môi trường. Bà con cần chủ động thực hiện nhiều biện pháp phòng, chống bệnh để đảm bảo đàn vật nuôi luôn khỏe mạnh. Để việc nuôi đạt được hiệu quả tối ưu trong chăn nuôi mời bà con tham khảo hướng dẫn phòng bệnh cho gà trong thời điểm giao mùa sau đây.