Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Kỳ vọng về những điểm mới của chính sách cử tuyển

Thanh Huyền - 10:16, 18/05/2020

Những điểm mới trong thực hiện chính sách cử tuyển được kỳ vọng sẽ khắc phục những khó khăn, bất cập của chính sách này thời gian qua, bảo đảm nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở các địa phương vùng DTTS thực sự là rất cần thiết. (Trong ảnh: Các em học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Thái Nguyên)
Tạo nguồn nhân lực tại chỗ ở các địa phương vùng DTTS thực sự là rất cần thiết. (Trong ảnh: Các em học sinh Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Thái Nguyên)

Theo Báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, thực hiện chính sách cử tuyển giai đoạn 2006 - 2011 đã đào tạo được 12.812 học sinh, hầu hết các em sau khi tốt nghiệp đều được bố trí việc làm. Tuy nhiên, đến giai đoạn 2011 - 2017 có 4.517 sinh viên đã tốt nghiệp, nhưng chỉ có 1.663 em được bố trí việc làm (đạt tỷ lệ trên 36%). Nhu cầu tuyển sinh cử tuyển ở các địa phương có xu hướng giảm mạnh. Năm 2017, chỉ 8 tỉnh có nhu cầu đào tạo cử tuyển với tổng số lượng 78 chỉ tiêu đại học, không tỉnh nào có nhu cầu đào tạo cử tuyển trình độ cao đẳng, trung cấp. 

Những bất cập của chính sách cử tuyển đã được nêu ra trong thời gian qua, như: Xét cử tuyển ồ ạt, không đúng đối tượng, chất lượng đầu vào thấp, đặc biệt là không theo nhu cầu, không gắn với vị trí việc làm, dẫn đến không bố trí được công việc cho sinh viên sau khi ra trường…

Năm 2019, Quốc hội đã thông qua Luật Giáo dục (sửa đổi). Theo đó, chính sách về cử tuyển được quy định có nhiều điểm mới, đã xác định rõ về đối tượng trong diện hưởng chính sách, cũng như cách thức để nâng cao chất lượng cử tuyển. Theo đó, chỉ hai đối tượng được hưởng là: Học sinh các DTTS rất ít người và học sinh DTTS ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn chưa có hoặc có rất ít cán bộ, công chức, viên chức là người DTTS. Luật Giáo dục đã bổ sung quy định về chính sách tạo nguồn cử tuyển. Điều luật quy định rõ thêm trách nhiệm của cơ sở giáo dục trong việc hỗ trợ cho người học theo chế độ cử tuyển để bảo đảm chất lượng đầu ra.

Ông Lê Trung Kiên, Chủ tịch UBND xã Quyết Tiến, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cho rằng, chính sách cử tuyển lần này đã quy định rất rõ về đối tượng hưởng chính sách, về cách thức tiến hành cũng như trách nhiệm của các cơ quan chức năng trong việc triển khai chính sách cử tuyển. Việc thực hiện chính sách này góp phần bảo đảm nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực tại vùng DTTS, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn…

Còn cô giáo Nguyễn Thủy Hồ, giáo viên Trường THPT Tân Trào, Tuyên Quang thì cho rằng, việc tạo nguồn cử tuyển là rất cần thiết. Cần bảo đảm đầu vào trong thực hiện cử tuyển, như vậy, trong quá trình học các em mới không bị “đuối”. Sau ra trường, các em mới đáp ứng được yêu cầu công việc.

Có thể thấy rằng, nhu cầu về nguồn nhân lực tại chỗ của các địa phương vùng DTTS, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn là rất cần thiết. Vì vậy, những điểm mới trong thực hiện chính sách cử tuyển được quy định cụ thể trong Luật sẽ tạo hành lang pháp lý đủ mạnh để thực hiện hiệu quả chính sách này. Để chính sách đi vào thực tiễn, phát huy hiệu quả, thì cần sự vào cuộc tích cực của các ngành chức năng, chính quyền địa phương…

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.