Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lai Châu: Hiệu quả từ công tác luân chuyển sách báo

Nhật Minh - 14:46, 29/09/2020

Để góp phần nâng cao kiến thức, xây dựng nông thôn mới, thời gian qua, tỉnh Lai Châu đã có những cách làm sáng tạo, hiệu quả trong công tác luân chuyển sách báo trên địa bàn. Từ đó mỗi cuốn sách phát huy đúng vai trò, ý nghĩa, giúp người đọc có thêm kiến thức mới, mang lại nhiều lợi ích cho cuộc sống.

Các em học sinh đến đọc sách, khai thác tài liệu tại Thư viện tỉnh
Các em học sinh đến đọc sách, khai thác tài liệu tại Thư viện tỉnh

Những năm qua, ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu đã tích cực, chủ động tham mưu, triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”; Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng”… Đặc biệt là triển khai thực hiện hiệu quả công tác luân chuyển sách báo đến các đồn biên phòng, các trường học, điểm bưu điện văn hóa xã; phối hợp tổ chức các cuộc thi đại sứ văn hóa đọc, vẽ tranh theo sách...

Để công tác luân chuyển sách, báo góp phần nâng cao tri thức và giúp các xã sớm hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới, giai đoạn 2015 - 2020, Thư viện tỉnh đã luân chuyển 40.000 bản sách các loại về 7 thư viện huyện, thành phố; 17 tủ sách thuộc Biên phòng tỉnh; 20 thư viện trường học; 3 thư viện, tủ sách thuộc Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, 2 thư viện thuộc Công an tỉnh; 15 tủ sách Điểm Bưu điện văn hóa xã; hỗ trợ và phối hợp tặng 3.000 bản sách cho 15 UBND xã thành lập tủ sách. Thực hiện 7 cuộc triển lãm sách, báo lưu động về các xã, huyện để phục vụ nhu cầu đọc của Nhân dân. 

Cùng với đó, Dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy nhập Internet công cộng tại Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch triển khai đã cung cấp cho 17 điểm thuộc Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Lai Châu tổng số 150 bộ máy tính, 20 máy in, máy chiếu, máy Scan; 12 điểm Bưu điện văn hóa xã tiếp nhận 60 bộ máy tính.

Việc tiếp nhận trang thiết bị thuộc Dự án đã tạo điều kiện cho hàng chục nghìn lượt người dân được tiếp cận nghiên cứu tài liệu, sách báo, truy cập Internet phục vụ nhu cầu tìm kiếm thông tin, kiến thức phục vụ sản xuất nông nghiệp, trồng trọt, chăn nuôi; góp phần vào việc nâng cao trình độ dân trí Nhân dân tại các xã vùng sâu, vùng khó khăn. 

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.