Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Chính sách dân tộc

Lai Châu: Người dân sử dụng hiệu quả kinh phí từ dịch vụ môi trường rừng

Trọng Bảo - 18:13, 16/03/2021

Thời gian qua, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã đem lại hiệu quả tích cực trên địa bàn tỉnh Lai Châu nói chung, ở xã Mù Cả, huyện Mường Tè nói riêng. Nhờ chính sách này, người dân có thêm nguồn vốn đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi, phát triển kinh tế để thoát nghèo, vươn lên làm giàu.

Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rừng sản xuất
Nhiều hộ gia đình có thu nhập cao từ trồng rừng sản xuất

Năm 2020, Nhân dân bản Ma Ký, xã Mù Cả nhận được gần 6 tỷ đồng từ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng; bình quân mỗi hộ được nhận 57 triệu đồng. Số tiền được chi trả từ dịch vụ môi trường rừng, ngoài việc tái đầu tư để phát triển kinh tế, người dân trong bản cũng đã trích mua những dụng cụ phục vụ bảo vệ rừng.

Anh Pờ O Hừ, Trưởng bản Ma Ký cho biết: "Từ nguồn kinh phí này, nhiều hộ gia đình đã sử dụng cho việc mua các máy móc nông cụ phục vụ sản xuất; mua thêm các dụng cụ phục vụ công tác bảo vệ rừng, mua sắm vật dụng phục vụ sinh hoạt trong gia đình. Cùng với đó, Nhà nước cũng cấp phát cuốc xẻng, bình tông, đèn.. cho bà con để nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ và phát triển rừng".

Theo anh Hừ, nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, bà con Nhân dân trong bản có thêm nguồn lực để đầu tư phát triển kinh tế. Cùng với đó, người dân cũng hiểu việc bảo vệ rừng sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực, nên nhiều năm này trên địa bàn của bản Ma Ký không còn xảy ra tình trạng người dân vào rừng khai thác lâm sản, chặt phá rừng bừa bãi.

Điển hình như, hộ gia đình anh Lỳ Khò Tư ở bản Ma Ký, trước đây thuộc diện hộ nghèo trong xã. Những năm gần đây, nhờ các chính sách đầu tư hỗ trợ của Nhà nước cùng với nguồn chi trả từ dịch vụ môi trường rừng, gia đình anh Tư có thêm nguồn lực để đầu tư cho sản xuất. 

Anh Tư cho biết: Từ nguồn vốn hỗ trợ, gia đình đã đầu tư mua giống lúa, ngô mới cho năng suất cao, chuyển hướng chăn nuôi trâu bò, rồi nhận khoanh nuôi, bảo vệ rừng. Tính ra bình quân thu nhập mỗi năm cũng được trên 100 triệu đồng. Nhờ đó mà gia đình có điều kiện mua sắm thêm vật dụng sinh hoạt như ti vi, xe máy, nuôi con cái ăn học đầy đủ, gia đình đã thoát nghèo.

Người dân xã Mù Cả trồng mở rộng diện tích rừng trên đồi núi trọc
Người dân xã Mù Cả trồng mở rộng diện tích rừng trên đồi núi trọc

Cũng như bản Ma Ký, chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đã góp phần giúp người dân ở các thôn bản khác của xã Mù Cả có thêm điều kiện để phát triển kinh tế. Được biết, với gần 30 nghìn héc ta rừng, mỗi năm xã Mù Cả được chi trả gần 35 tỷ đồng tiền dịch vụ môi trường rừng.

Số tiền lớn này, đang là nguồn lực quan trọng giúp Nhân dân các dân tộc trong xã đầu tư vào các mô hình phát triển kinh tế giảm nghèo bền vững. Ông Pờ Khừ Xã, Chủ tịch UBND xã Mù Cả cho biết: Là một xã thuần nông, bà con Nhân dân chủ yếu dựa vào nông, lâm nghiệp để phát triển kinh tế. Thời gian qua, việc chi trả tiền dịch vụ môi trường rừng được cấp ủy, chính quyền địa phương thực hiện đúng theo quy định, bảo đảm nguồn kinh phí đến với người dân đúng, đủ.

“Sau khi người dân được nhận tiền, bà con đã biết tái đầu tư phát triển kinh tế; trong đó, chú trọng phát triển chăn nuôi và trồng trọt để nâng cao thu nhập. Nhờ đó mà đời sống vật chất, tinh thần của Nhân dân trong xã không ngừng được cải thiện”, ông Xã cho biết thêm.

Con số trung bình gần 60 triệu đồng/hộ/năm mà chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng đem lại ở xã biên giới Mù Cả, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu là minh chứng rõ nét nhất cho nhận định: Người dân có thể thoát nghèo và vươn lên làm giàu từ việc bảo vệ, trồng và phát triển rừng. Cũng từ chính sách này đã tác động tích cực đếnTừ đó, đã tác động tích cực đến nhận thức, ý thức trách nhiệm của người dân trong công tác quản lý, bảo vệ rừng, đến phát triển kinh tế-xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Đăk Tô (Kon Tum): Thực hiện hiệu quả công tác giảm nghèo

Bằng quyết tâm và sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo bền vững trên địa bàn huyện Đăk Tô (Kon Tum) đã phát huy hiệu quả, giúp hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện vươn lên, nâng cao đời sống, thu nhập, góp phần đảm bảo an sinh xã hội và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của huyện.