Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Lai Châu: Phát triển vùng nguyên liệu dứa sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị

Hà Minh Hưng - 10:06, 28/06/2022

Đó là nội dung buổi Hội thảo Dự án trồng và phát triển cây dứa thành vùng nguyên liệu sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị tại bản Nậm Lò, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu vào chiều 27/6.

Các đại biểu tham quan mô hình trồng dứa tại bản Nậm Lò, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu
Các đại biểu tham quan mô hình trồng dứa tại bản Nậm Lò, xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

Được biết, Dự án trồng và phát triển cây dứa thành vùng nguyên liệu sản xuất liên kết theo chuỗi giá trị là một trong số những dự án huyện triển khai liên kết với doanh nghiệp. Theo đó, từ đầu năm 2011, huyện Sìn Hồ đã phối hợp với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên trồng thí điểm 10vha dứa gồm 2 loại giống (Queen và Kaien) tại xã Nậm Tăm. Sau thời gian triển khai, đến nay cây dứa đã bắt đầu cho thu hoạch. Qua đánh giá về chuyên môn, khả năng mang lại kinh tế cao, sản lượng trung bình đạt khoảng 50 - 55 tấn/ha, trừ chi phí lợi nhuận mang lại khoảng từ 200 triệu đồng/ha, thu nhập gấp 2 - 3 lần so với trồng các loại cây trồng khác.

Trước việc thành công từ trồng thí điểm diện tích dứa, theo lãnh đạo huyện Sìn Hồ, tỉnh đây sẽ điều kiện để huyện tiếp tục nhân rộng, triển khai tại các xã vùng thấp huyện Sìn Hồ. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2030, huyện sẽ triển khai mở rộng trồng khoảng  700 - 1.000 ha tại một số bản của xã Nậm Tăm và các xã Nậm Cha, Căn Co… để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung.

10 ha hai giống dứa (Queen và Kaien) được trồng thí điểm tại xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ bước đầu sinh trưởng phát triển tốt
10 ha hai giống dứa (Queen và Kaien) được trồng thí điểm tại xã Nậm Tăm, huyện Sìn Hồ bước đầu sinh trưởng phát triển tốt

Cũng tại buổi Hội thảo, chia sẻ về việc tuyên truyền, vận động người dân tham gia liên kết cùng doanh nghiệp, lãnh đạo xã Nậm Tăm, Trưởng bản Nậm Lò cho biết, lúc đầu bà con cũng lo lắng, nhất là cho rằng nếu cùng trồng nhiều diện tích thì sẽ không biết bán cho ai. Tuy nhiên, lãnh đạon địa phương đã phối hợp chặt chẽ với Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên tới tận nơi để trò chuyện, phân tích với bà con. Cho đến nay, bà con tận mắt nhìn thấy thành quả là những quả dứa mập mạp, lại được Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm, khi liên kết mở rộng diện tích sẽ là điều kiện để xây dựng nhà máy chế biến nên bà con hiện giờ rất yên tâm.

Đại diện Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng và Thương mại Quang Hà Điện Biên, Ông Từ Quang Hà - Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty chia sẻ: Sau quá trình khảo sát, Công ty nhận thấy cây dứa rất phù hợp với khí hậu thổ nhưỡng của tỉnh Lai Châu, nhất là huyện Sìn Hồ. Ban đầu chúng tôi thực hiện rất khó khăn do người dân lo lắng về đầu ra. Chúng tôi mong muốn người dân hợp tác với Công ty để góp đất và nhân công để phát triển cây dứa, khi diện tích mở rộng sẽ là điều kiện để chúng tôi xây dựng nhà máy chế biến. Chúng tôi cam kết khi liên kết với Công ty, người dân sẽ có thu nhập khoảng 50 triệu đồng/vụ dứa.

Hiện tại đã có một số xã đang định hướng chuyển đổi diện tích đất trồng cây kém năng suất sang trồng dứa và liên kết với Công ty. Đây cũng là một tín hiệu vui. Qua Hội thảo, Công ty mong muốn chính quyền địa phương có chính sách hỗ trợ, có sự chỉ đạo sát sao, tuyên truyền để người dân đồng thuận liên kết cùng Công ty. Công ty cam kết bao tiêu sản phẩm và cùng với địa phương phát triển ổn định.

Tin cùng chuyên mục
Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Tăng cường nâng cao năng lực cho người dân vùng DTTS và miền núi Nghệ An

Nhằm thúc đẩy đồng bào các DTTS phát triển toàn diện trên các lĩnh vực đời sống, kinh tế, xã hội, trong nhiều năm qua, việc nâng cao kiến thức, trình độ, năng lực… cho người dân vùng đồng bào DTTS và miền núi Nghệ An được các cấp, các ngành trong tỉnh rất quan tâm. Đặc biệt, từ khi triển khai Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn I: từ năm 2021-2025 (Chương trình MTQG 1719) nội dung này càng được thực hiện bài bản, quyết liệt hơn nhờ nguồn lực đầu tư, hỗ trợ của Chương trình.