Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lâm Bình (Tuyên Quang): Phát huy hiệu quả vốn tín dụng chính sách để giảm nghèo bền vững

Mai Hương - 16:14, 13/12/2023

Nhằm đảm bảo an sinh xã hội, thời gian qua, nhiều chính sách hướng vào mục tiêu xóa đói, giảm nghèo được huyện Lâm Bình, tỉnh Tuyên Quang triển khai và đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Trong đó, nguồn tín dụng chính sách xã hội là một trong những điểm tựa, “trợ lực” giúp người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn có điều kiện phát triển sản xuất, cải thiện đời sống, vươn lên xóa đói giảm nghèo bền vững.

Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH , gia đình Chúc Thi Nải, dân tộc Dao ở tổ dân phố Đon Bả, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình
Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH , gia đình Chúc Thi Nải, dân tộc Dao ở tổ dân phố Đon Bả, thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình có điều kiện để phát triển kinh tế gia đình

Gia đình bà Chúc Thi Nải, dân tộc Dao ở tổ dân phố Đon Bả thị trấn Lăng Can, huyện Lâm Bình là một trong những hộ vay vốn phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách trên địa bàn huyện.

Bà Chúc Thị Nải cho biết, những năm trước, kinh tế gia đình chủ yếu trông vào mấy sào ruộng, buôn bán nhỏ lẻ, cuộc sống bấp bênh và gặp nhiều khó khăn. Năm 2021, thông qua tổ tiết kiệm vay vốn ủy thác từ hội liên hiệp Phụ Nữ thị trấn, gia đình bà được NHCSXH tạo điều kiện cho vay 100 triệu đồng để mua 02 con trâu cái về nuôi sinh sản. Có vốn, gia đình bà đã đầu tư cải tạo chuồng trại, chăn nuôi trâu sinh sản và kết hợp trồng cây ăn quả. Nhờ chăm sóc đúng kỹ thuật, 2 con trâu phát triển béo tốt, đã cho nghé. Đồng thời, do biết tận dụng nguồn phân chuồng để bón cho cây, nên vườn cây ăn quả của gia đình cũng xanh tươi, phát triển tốt. Đây là tài sản, là tiền đề để gia đình bà tạo dựng một cuộc sống khấm khá hơn, thu nhập trung bình 52 triệu đồng/người/1 năm.

Hay như gia đình ông Chẩu Văn Bình ở thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình (Tuyên Quang). Sau khi hoàn trả xong khoản vay 50 triệu theo chương trình vay hộ cận nghèo, gia đình ông Chẩu Văn Binh tiếp tục được tạo điều kiện vay thêm 100 triệu đồng từ chương trình vay hộ nghèo để mua thêm 6 con bò và giống keo về canh tác. 

Ông Binh chia sẻ, "Gia đình neo người, con cái đi làm ăn xa, ở nhà chỉ có bà và cô cháu gái, cuộc sống rất vất vả. Nhờ có những đồng vốn tín dụng chính sách mà gia đình có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, trang trải cuộc sống, vươn lên thoát nghèo". 

Ông Nguyễn Quỳnh Hưng, Giám đốc Phòng giao dịch NHCSXH huyện Lâm Bình cho biết, hiện toàn huyện đang có 7.963 hộ nghèo và các đối tượng chính sách được hỗ trợ vay vốn tín dụng chính sách để phát triển kinh tế, xóa đói, giảm nghèo. Số dư nợ tín dụng chính sách bình quân mỗi địa bàn xã, thị trấn trên 45 tỷ; dư nợ bình quân mỗi hộ trên 56 triệu đồng/ hộ. Đến nay, phòng giao dịch đang triển khai 20 chương trình tín dụng với tổng dư nợ 445,2 tỷ đồng. Trong đó, phổ biến nhất là chương trình cho vay hộ nghèo, cận nghèo và vay vốn sản xuất kinh doanh.

Tín dụng chính sách đã giúp gia đình ông Chẩu Văn Bình ở thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình vươn lên thoát nghèo, ổn ddingj cuộc sống
Tín dụng chính sách đã giúp gia đình ông Chẩu Văn Bình ở thôn Nà Muông, xã Khuôn Hà, huyện Lâm Bình vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Theo Ông Nguyễn Thành Trung, Chủ tịch UBND huyện Lâm Bình, nguồn vốn từ các chương trình tín dụng chính sách đã trở thành “cánh tay nối dài” của Đảng, Chính phủ, đem các nguồn lực tài chính của Nhà nước cho vay ưu đãi đối với hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Trên địa bàn huyện Lâm Bình, các chương trình cho vay đã và đang phát huy khá hiệu quả. Theo đó, tín dụng chính sách đã “trợ lực” cho hàng trăm hộ thoát nghèo, tạo việc làm cho lao động địa phương, giúp ổn định nơi ở cho rất nhiều hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, hỗ trợ xây mới công trình nước sạch vệ sinh môi trường...

Trên cơ sở những kết quả đạt được, thời gian tới, Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Lâm Bình sẽ tích cực huy động nguồn vốn, giải ngân kịp thời cho các đối tượng thụ hưởng; tiếp tục nâng cao hiệu quả nhận ủy thác của Ngân hàng Chính sách Xã hội, nắm chắc tình hình sử dụng vốn của các hộ vay. Đặc biệt, tăng cường kiểm tra, giám sát, nâng cao chất lượng nguồn vốn vay; tăng cường thông tin, tuyên truyền đến hộ vay sử dụng vốn đúng mục đích, chấp hành nghiêm việc trả nợ gốc và lãi theo quy định.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.