Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Lâm Đồng chú trọng xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở

Minh Thu - 16:55, 11/10/2024

Thời gian qua, tỉnh Lâm Đồng đã tích cực, chủ động triển khai các hoạt động trong Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719). Từ đó, khôi phục, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong đồng bào DTTS.

Vũ điệu của đồng bào Cơ Ho dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương (Ảnh: Phương Liên).
Vũ điệu của đồng bào Cơ Ho dưới chân núi Lang Biang, huyện Lạc Dương. (Ảnh: Phương Liên)

Nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các DTTS

Trong tình hình hiện nay, để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tiếp tục vận động Nhân dân thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp phát động, nhất là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nhiệm vụ trọng tâm là tham gia xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa, gắn với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng Khu dân cư tiêu biểu, Khu dân cư kiểu mẫu.

Ông Phạm Triều Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng

Với nguồn lực từ Dự án 6, Chương trình MTQG 1719, tỉnh Lâm Đồng đã thực hiện hỗ trợ cơ sở vật chất, trang thiết bị văn hóa cho vùng đồng bào DTTS; nâng cao mức thụ hưởng về văn hóa cho đồng bào các DTTS gắn với phát triển du lịch cộng đồng. Tỉnh đã tổ chức bảo tồn lễ hội truyền thống tại các địa phương; khai thác, xây dựng sản phẩm phục vụ phát triển du lịch thông qua phục dựng Lễ hội Nhơu Phú (Lễ hội Cầu mùa) tại xã Đưng K’Nớ, huyện Lạc Dương. Hỗ trợ 12 nghệ nhân ưu tú trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể lưu truyền, phổ biến, tổ chức hình thức sinh hoạt văn hóa truyền thống và đào tạo bồi dưỡng tầng lớp kế cận. Tổ chức các lớp truyền dạy nhạc cụ truyền thống tại các huyện: Cát Tiên, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Bảo Lâm, Đam Rông...

Cùng với đó, tỉnh nghiên cứu những loại hình văn hóa phi vật thể có nguy cơ mai một, sưu tầm những hiện vật có giá trị trong việc lưu truyền, quảng bá các giá trị văn hóa vật chất và tinh thần của đồng bào Cơ Ho, Mnông,… tại các xã Đạ Tông, Đạ Long, Đạ Mrông, huyện Đam Rông. Xây dựng mô hình văn hóa truyền thống tại xã Tà Hine, huyện Đức Trọng; Hỗ trợ hoạt động cho 67 đội văn nghệ truyền thống tại các thôn vùng đồng bào DTTS ở các huyện: Cát Tiên, Lâm Hà, Đạ Huoai, Đạ Tẻh, Đam Rông, Di Linh... Tổ chức các hội thi thể thao dân gian; hỗ trợ tủ sách cộng đồng; hỗ trợ xây dựng thiết chế văn hoá, thể thao tại các thôn trong vùng đồng bào DTTS...

Với hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng được đầu tư nâng cấp và sửa chữa, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hội họp cho người dân. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung tổ chức phục dựng một số lễ hội truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào DTTS; tổ chức các chương trình giới thiệu nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc Cơ Ho, Churu, Mạ; nhiều hoạt động văn hoá mang tính truyền thống tại địa phương được tổ chức rộng khắp, góp phần khôi phục, bảo tồn và duy trì các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc.

Không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”.
Không gian văn hóa cồng chiêng của đồng bào DTTS tỉnh Lâm Đồng cùng các tỉnh Tây Nguyên đã được UNESCO công nhận là “di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại”

Được sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của cấp uỷ, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể các cấp, Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng đi vào chiều sâu, hiệu quả và chất lượng, nhận thức của người dân về vai trò và ý nghĩa của Phong trào được nâng cao. Đồng bào các DTTS tích cực hưởng ứng, tham gia xây dựng các danh hiệu văn hóa như: “Gia đình văn hóa”, “Thôn, Tổ dân phố văn hóa”, “Phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh”... Qua đó, thu hút đông đảo các cơ quan, đơn vị, cán bộ, viên chức, người lao động tích cực tham gia, tạo sức lan tỏa và đạt được những kết quả đáng ghi nhận.

Như ở huyện Đam Rông, việc vận động xây dựng và nhân rộng mô hình “Khu dân cư tiêu biểu”, “Khu dân cư kiểu mẫu” trên địa bàn huyện đạt nhiều kết quả tích cực. Toàn huyện hiện có 45/53 “Khu dân cư tiêu biểu”; 96,2% thôn đạt chuẩn văn hóa; 85,5% gia đình được công nhận danh hiệu gia đình văn hoá.

Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc

Cùng với triển khai thực hiện có hiệu quả Dự án 6, công tác chăm lo cho đời sống gia đình, giáo dục, phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình, xâm hại và bạo hành trẻ em nhất là vùng sâu vùng xa, vùng đồng bào DTTS đã được tập trung triển khai thực hiện có hiệu quả. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao tại cơ sở được quan tâm, tạo khí thế sôi nổi, phấn khởi cho các tầng lớp Nhân dân, góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Từ đó, nâng cao tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang, xây dựng môi trường văn hóa. Các hủ tục lạc hậu, mê tín dị đoan dần được đẩy lùi; tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội được giữ vững, kinh tế ổn định và có bước phát triển mạnh mẽ.

Lễ bàn giao Tủ sách cộng đồng thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 cho các xã thuộc huyện Di Linh.
Lễ bàn giao Tủ sách cộng đồng thuộc Dự án 6, Chương trình MTQG 1719 cho các xã thuộc huyện Di Linh

Ông Phạm Triều - Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Lâm Đồng cho biết: Trong tình hình hiện nay, để phát huy sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, cần tiếp tục vận động Nhân dân thực hiện tốt các cuộc vận động, các phong trào thi đua yêu nước do cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ Việt Nam các cấp phát động, nhất là Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” với nhiệm vụ trọng tâm là tham gia xây dựng gia đình văn hóa; thôn, tổ dân phố văn hóa, gắn với đẩy mạnh thực hiện Cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, xây dựng Khu dân cư tiêu biểu, Khu dân cư kiểu mẫu.

Thực hiện tốt các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi trên địa bàn tỉnh. Tiếp tục phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư, Người uy tín tiêu biểu trong đồng bào DTTS tham gia tuyên truyền, vận động xây dựng và phát triển văn hóa cơ sở. Tăng cường phối hợp tổ chức nhiều hoạt động thúc đẩy phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao; giữ gìn và phát thuy bản sắc văn hóa truyền thống của đồng bào DTTS tại các khu dân cư trong tỉnh. Tổ chức biểu dương, khen thưởng kịp thời các tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến trong đồng bào DTTS có nhiều đóng góp trong tham gia xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc và xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư.

Với hệ thống các thiết chế văn hóa, thể thao ngày càng được đầu tư nâng cấp và sửa chữa, đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt, hội họp cho người dân. Bên cạnh đó, tỉnh Lâm Đồng đã tập trung tổ chức phục dựng một số lễ hội truyền thống, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Các địa phương trên địa bàn tỉnh đã thường xuyên tổ chức Ngày hội Văn hóa - Thể thao các xã vùng đồng bào DTTS; tổ chức các chương trình giới thiệu nghệ thuật dân gian của đồng bào dân tộc Cơ Ho, Churu, Mạ; nhiều hoạt động văn hoá mang tính truyền thống tại địa phương được tổ chức rộng khắp, góp phần khôi phục, bảo tồn và duy trì các trò chơi dân gian truyền thống của các dân tộc.

Tin cùng chuyên mục
Thảo luận tại tổ: Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS

Thảo luận tại tổ: Đại biểu Quốc hội đề nghị đánh giá công tác giảm nghèo vùng đồng bào DTTS

Cơn bão số 3 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề tại 26 tỉnh phía Bắc, trong đó có nhiều tỉnh miền núi, vùng đồng bào DTTS. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững. Do vậy, các đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần có đánh giá kỹ hơn về giảm nghèo ở vùng này.