Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Phát huy tính tự lực, tự cường trong vùng DTTS ở Lâm Đồng

Thảo Linh - 4 giờ trước

Niềm vui xen lẫn tự hào, xúc động là những cảm xúc rõ nét nhất mà chúng tôi ghi lại được trong không khí tưng bừng, phấn khởi của Đại hội Đại biểu các Dân tộc thiểu số tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV, năm 2024 diễn ra trong 2 ngày 26 và 27/9/2024. Vùng đồng bào DTTS Lâm Đồng có được thành quả như ngày hôm nay, ngoài sự quan tâm đặc biệt của Đảng và Nhà nước thông qua các chương trình, dự án thì sự tự lực, tự cường, phấn đấu vươn lên của chính người dân đóng một vai trò hết sức quan trọng. Chúng tôi xin trích một số ý kiến của Đại biểu tham dự Đại hội lần này nhằm làm rõ nhận định trên.

Bà Ka Phờm – Dân tộc Mạ, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm.
Bà Ka Phờm – Dân tộc Mạ, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm.

Bà Ka Phờm – Dân tộc Mạ, Bí thư Đảng ủy xã Lộc Lâm, huyện Bảo Lâm.

Trong những năm qua, xã Lộc Lâm được Nhà nước đầu tư nhiều chương trình, dự án để phát triển kinh tế, văn hóa – xã hội của địa phương. Bà con người Mạ cũng nhận thức rất rõ sự quan tâm sâu sắc đó nên đã tự giác, chủ động làm ăn xây dựng kinh tế gia đình ngày càng phát triển. Người dân biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nhất là đầu tư thâm canh cà phê, chè và sầu riêng; năng động tích cực tham gia các phong trào hoạt động tại phương như hiến đất, góp ngày công, góp tiền làm đường giao thông..., không trông chờ ỷ lại Nhà nước. Minh chứng rõ ràng nhất là cách đây khoảng 10 năm, tỷ lệ hộ nghèo của địa phương còn chiếm trên 50% dân số của toàn xã, nhưng đến nay, xã Lộc Lâm có trên 700 hộ dân, trong đó DTTS chiếm trên 80%, nhưng chỉ còn 30 hộ nghèo (chủ yếu hộ neo đơn, gia đình có người bị bệnh hiểm nghèo), thu nhập bình quân đầu người đạt gần 50 triệu đồng/người/năm.

Bà Ka Phờm tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng năm 2024
Bà Ka Phờm tại Đại hội Đại biểu các DTTS tỉnh Lâm Đồng lần thứ IV năm 2024

Thông qua Đại hội Đại biểu DTTS tỉnh Lâm Đồng lần này, bản thân tôi sẽ tiếp thu những ý kiến của các cấp, các ngành, đồng thời, được giao lưu học hỏi kinh nghiệm của các đại biểu khác. Khi về với địa phương, tôi sẽ truyền đạt lại tinh thần của Đại hội cho bà con trong buôn làng để mọi người cùng nỗ lực, quyết tâm hơn nữa xây dựng mảnh đất Lộc Lâm ngày no ấm.

 Ông Da Cát Tư, dân tộc Mnông, Người uy tín thôn Đa Nhinh 1, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Ông Da Cát Tư, dân tộc Mnông, Người uy tín thôn Đa Nhinh 1, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông.
Ông Da Cát Tư, dân tộc Mnông, Người uy tín thôn Đa Nhinh 1, xã Đạ Tông, huyện Đam Rông.

Trước đây, vùng đồng bào dân tộc Mnông ở Đạ Tông nói riêng và huyện Đam Rông nói chung còn nhiều hủ tục lạc hậu như nạn tảo hôn, hôn nhân cận huyết, nhiều tệ nạn mê tín dị đoan, hoặc các tệ nạn khác như đàn ông uống rượu say xỉn, hay đánh đập vợ con, con em trong buôn làng vi phạm luật giao thông nhiều… Nhưng nay, người dân Mnông đã nhận thức một cách đầy đủ về những hệ lụy của các hủ tục, các tệ nạn để lại, từ đó bà con trong buôn làng đã bỏ dần và đến nay một số hủ tục không còn nữa, các tệ nạn khác giảm hẳn. Mọi người tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo Đảng, pháp luật của Nhà nước, không nghe lời kẻ xấu xúi giục làm những điều trái với quy định của pháp luật, thực hiện tốt các phong trào hoạt động ở địa phương.

Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio, dân tộc Chu Ru, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio, dân tộc Chu Ru, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương
Nghệ nhân Tou Neh Ma Bio, dân tộc Chu Ru, xã Lạc Xuân, huyện Đơn Dương

Để bảo tồn những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Chu Ru, ngoài sự quan tâm, hỗ trợ và tạo điều kiện của các ngành, các cấp liên quan thì chính những người con Chu Ru đóng vai trò quyết định. Bản thân tôi cũng như những nhân sỹ trí thức, Người có uy tín, già làng… trong vùng dân tộc Chu Ru luôn nỗ lực hết mình trong việc sưu tầm, gìn giữ và phát huy những vốn quý của cha ông để lại. Từ đó, chúng tôi truyền dạy cho thế hệ trẻ từ cách đánh chiêng, đánh trống, thổn khèn, tìm hiểu các bài ca dao, tục ngữ, cũng như các vũ điệu tămya – ariya,… Sự nỗ lực đó đã được đền đáp xứng đáng.

Hiện nay, chúng tôi đã có những đội chiêng do những bạn trẻ thể hiện, đi biểu diễn nhiều vùng miền trong và ngoài tỉnh. Ví dụ như nhiều đứa con cháu trong dòng tộc của tôi rất thành thạo đánh trống, thổi khèn và thuộc nhiều bài dân ca Chu Ru…Bản thân tôi cũng như các nghệ nhân, già làng, nhân sỹ trí thức người Chu Ru đều có chung một quyết tâm là gìn giữ văn hóa truyền thống của người Churu không bị mai một theo thời gian.

Tin cùng chuyên mục
Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Chương trình MTQG 1719 góp phần thúc đẩy phát triển du lịch nông thôn ở Lạng Sơn

Nhờ thực hiện tốt Dự án 6, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần bảo tồn, khôi phục và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các DTTS, tiêu biểu là các câu lạc bộ dân ca, trang phục truyền thống… Nhờ đó, thúc đẩy phong trào văn hóa văn nghệ cơ sở và du lịch nông thôn tại tỉnh Lạng Sơn.