Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Làm giàu từ trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật

Thanh Nga - 23:18, 15/07/2023

Những năm qua, nhiều hộ dân trên địa bàn xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng (Lào Cai) đã mạnh dạn đầu tư cải tạo vườn tạp, chuyển đổi diện tích cây trồng ngắn ngày kém hiệu quả sang trồng các loại cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ở thôn Cốc Sâm, xã Phong Niên, hộ gia đình ông Trần Hữu Thường là một trong những điển hình.

Ông Thường thu hoạch vải
Ông Thường thu hoạch vải

Chúng tôi đến thăm mô hình trang trại trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật của hộ ông Trần Hữu Thường đúng lúc gia đình ông đang tất bật thu hoạch vải để bán cho thương lái. Bằng sức lao động, sự cần cù, vợ chồng ông Thường đã xây dựng mô hình kinh tế hiệu quả cho doanh thu gần 500 triệu đồng mỗi năm.

Dẫn chúng tôi ra vườn vải sai trĩu quả, ông Thường khoe, gia đình ông trồng cây vải trên đất đồi này từ những năm 80 của thế kỷ trước. Những năm trước, do không biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, nên quả vải mẫu mã xấu, thường bị sâu đầu, giá bán thấp. Bởi thế, nhiều hộ trong thôn đã chặt bỏ, phá cả vườn để trồng loại cây khác. Vợ chồng ông tiếc công tiếc của, cố giữ lại. Nhiều năm liền, ông đã tích cực nghiên cứu cách trồng và cắt tỉa cành cho vải thiều, rồi áp dụng vào chăm sóc vải.

Đến nay, vườn vải của gia đình ông luôn sai trĩu quả, không bị sâu đầu và rất đẹp mã, được thương lái khắp nơi đặt hàng từ lúc còn ra hoa. Theo tính toán mỗi cây vải cho gia đình ông thu khoảng 1,5 - 1,6 tạ, với giá bán tại vườn là 15 nghìn đồng/kg. Vụ vải năm nay, với 60 cây vải, gia đình ông Thường thu hoạch 6 - 7 tấn, bán được khoảng 100 triệu đồng. Ngoài cây vải, ông Thường còn trồng thêm 60 cây nhãn, 50 cây bưởi Đoan Hùng.

Ông Thường thành công từ mô hình trồng vải và nuôi ong lấy mật
Ông Thường thành công từ mô hình trồng vải và nuôi ong lấy mật

Đặc biệt, nhận thấy nuôi ong phù hợp với đặc điểm của gia đình mình do có vườn cây ăn quả, ông đã đầu tư nuôi 100 thùng ong. Theo ông Thường: Nuôi ong lấy mật không khó nhưng đòi hỏi người nuôi phải khéo léo, tỉ mỉ và dày công chăm sóc. Đồng thời, cần am hiểu về đặc tính của ong, biết cách luân chuyển đàn ong tìm kiếm những nơi có nguồn mật hoa dồi dào. Bình quân, mỗi năm gia đình ông xuất bán từ 800 - 1.000 lít mật.

Với ý chí, nghị lực và khát vọng làm giàu, vợ chồng ông Thường đã biến đất đồi khô cằn ban đầu thành một khu vườn cây xanh tốt mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đến nay, mỗi năm vườn cây ăn quả kết hợp với nuôi ong, cho gia đình ông doanh thu 400 - 450 triệu đồng.

Sự kiên trì, nỗ lực trong lao động, sản xuất với mô hình trồng cây ăn quả và nuôi ong lấy mật đã mang lại thu nhập ổn định cho gia đình ông Thường. Ông trở thành tấm gương nông dân tiêu biểu trong sản xuất, kinh doanh của địa phương. Không chỉ làm kinh tế giỏi, ông Thường còn luôn sẵn lòng chia sẻ, giúp đỡ về kỹ thuật, cây giống… để bà con trong xã cùng phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.