Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Làm tốt việc đời cũng là làm việc đạo

T. Vinh - M. Triết - 09:54, 12/11/2023

Từng có 30 năm tu luyện học giáo lý nhà Phật, học chữ, học nghề, báo hiếu cha mẹ và rèn luyện thành người có tri thức, đạo đức, ông Tiên Lây, dân tộc Khmer, đã quyết định xả giới xuất tu để tham gia các hoạt động xây dựng chính quyền, đoàn thể ở xã Phú Lợi, huyện biên giới Giang Thành, tỉnh Kiên Giang ngày càng khởi sắc.

Ông Tiên Lây ( Người đứng) với vai trò là Người có uy tín tham gia tổ Tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc cùng với lực lượng BĐBP và Phụ nữ ( Huyện Giang Thành, Kiên Giang)
Ông Tiên Lây ( Người đứng) với vai trò là Người có uy tín tham gia tổ Tuần tra bảo vệ đường biên, cột mốc cùng với lực lượng BĐBP và Hội phụ nữ

Sau gần 30 năm tu luyện, Đại Đức Tiên Lây xin xả giới về nhà tại tổ 02, ấp Giồng Kè, xã Phú Lợi, tiếp tục tham gia trong Ban quản trị chùa Giồng Kè, xã Phú Lợi, huyện Giang Thành. Tại đây, ông đã tích cực tham các hoạt động, phong trào xây dựng chính quyền và được bầu Chủ tịch hội người cao tuổi của xã, Người uy tín của xã giai đoạn 2023 – 2027.

Trung tá Danh Tâm, Chính trị viên Biên phòng đồn Phú Mỹ (Bộ đội Biên phòng tỉnh Kiên Giang) cho biết: Ông Tiên Lây là người rất tích cực đi đầu trong các phong trào của địa phương và Đồn Biên phòng phát động. Nổi bật là ông rất tích cực trong công tác vận động bà con, phật tử  tham gia vào các phong trào xóa đói, giảm nghèo, bài trừ tệ nạn xã hội, giữ gìn an ninh phum, ấp. Phong trào tự quản đường biên, cột mốc,  chung tay xây dựng nông thôn mới… 

Ngoài ra, ông còn đứng ra vận động phật tử, các vị sư, sãi duy trì và tham gia vào các lễ hội văn hóa truyền thống của đồng bào Khmer Nam bộ. Hướng dẫn, giảng giải cho con em trong phum, ấp hiểu thêm về văn hóa, tín ngưỡng, giáo lý nhà Phật, tạo ra các sân chơi, lễ hội truyền thống lành mạnh, bổ ích, an lành, tiết kiệm…

Đặc biệt, mỗi khi đồn Biên phòng cần tập hợp bà con để triển khai các phong trào, đơn vị đều nhờ tiếng nói, uy tín của ông để mời bà con tham gia. Ông còn tích cực cùng Đồn Biên phòng đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền về các quy định qua lại biên giới, Luật Biên giới Quốc gia đến với Nhân dân; Hỗ trợ lực lượng phiên dịch thông tin tuyên truyền bằng tiếng Khmer trong các buổi tuyên truyền, vận động bà con tham gia vào các phong trào tự quản đường biên, cột mốc, cũng như phong trào toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới…

Trước khi đi vận đồng, tuyên truyền đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước Ông Tiên Lây đều thông qua nội dung cùng các vị chức sắc và BĐBP
Trước khi đi vận động, tuyên truyền đồng bào thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước ông Tiên Lây đều thông qua nội dung cùng các vị chức sắc và BĐBP

Đại đức En Thunh, Trụ trì chùa Giồng Kè, cho biết: Xuất thân là nhà sư, từng trụ trì chùa Giồng Kè nên ông Tiên Lây rất am hiểu và có nhiều kiến thức, hiểu biết về Phật giáo Khmer Nam tông, nên ông đã kết hợp giữa giáo lý nhà Phật với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước để tuyên truyền vận động đồng bào rất hiệu quả. Ông Tiên Lây đã mang được nhiều kiến thức pháp luật, các quy định của địa phương đến với bà con trong địa bàn; vận động đồng bào chấp hành pháp luật, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới…”

Để bà con địa phương có nơi hoạt động tín ngưỡng, duy trì các giá trị văn hóa của người Khmer, ông Tiên Lây đã đứng ra vận động các phật tử, mạnh thường quân đóng góp nguồn kinh phí để hỗ trợ vào việc xây cất chùa, nơi sinh hoạt công đồng, làm cầu, sửa  đường giao thông... Đích thân ông còn đi tìm các thợ xây có tay nghề, kinh nghiệm trong trang trí các họa tiết trong chùa chiền, vận động họ giúp chùa với giá công thợ rẻ. Nhờ có ông mà thời gian qua, các ngôi chùa trên địa bàn dần đã trang nghiêm, sạch, đep. "Năm 2018, ông Tiên Lây từng vinh dự được bình chọn ra thủ đô Hà Nội tham dự lễ tôn vinh: “Điểm tựa của bản, làng”, Đại đức En Thunh thông tin thêm.

Ông Tiên Lây luôn trú trọng với việc tôn tạo, bảo tồn văn hoá của đồng bào phù hợp với tín ngưỡng thờ cúng của dân tộc
Ông Tiên Lây luôn chú trọng việc tôn tạo, bảo tồn văn hoá của đồng bào Khmer phù hợp với tín ngưỡng của dân tộc

Trò chuyện với chúng tôi về đời sống của đồng bào Khmer trong xã, đặc biệt là kinh nghiệm trong công tác tuyên truyền vận động Nhân dân, ông Tiên Lây bộc bạch: Phú Lợi là xã biên giới, tiếp giáp tỉnh Kam Pốt, Campuchia. Đây cũng là một trong những xã khó khăn nhất của huyện Giang Thành, dân số hơn 5.500 người, với trên 45% là đồng bào DTTS. Được sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ của Nhà nước, cơ sở hạ tầng ở xã cơ bản đã hoàn thành, nhất là đường giao thông đã được bê tông hóa, nhựa hóa; trẻ em thì 100% đến trường đúng độ tuổi. Về trang bị y tế bây giờ phát triển hơn trước, có các trạm y tế gần đây, người nghèo thì được cấp thẻ bảo hiểm, đối với người nghèo không có tiền thì đây là một việc rất vui mừng...;

 Theo ông Tiên Lây, cuộc sống đồng bào Khmer hôm nay đã tốt hơn xưa rất nhiều, tuy nhiên, để  bà con sống hòa nhập cởi mở, tích cực hơn trong việc tham gia các phong trào thi đua tại địa phương thì, trong công tác tuyên truyền, vận động, quan trọng nhất là làm thế nào để người dân hiểu rõ Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm chăm lo hỗ trợ, tạo điều kiện để bà con thoát nghèo, có cuộc sống đầy đủ; tôn trọng, bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của bà con. Từ đó, bà con cần cố gắng vươn lên thoát khỏi đói nghèo và làm giàu chính đáng; tăng cường sự đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của chính bản thân, gia đình đối với nhiệm vụ bảo vệ vững chắc chủ quyền, an ninh biên giới.

Tin cùng chuyên mục
Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Vùng cao Bắc Kạn khởi sắc nhờ Chương trình MTQG 1719

Sau 3 năm thực hiện, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 (Chương trình MTQG 1719) đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS ở tỉnh Bắc Kạn.