Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lần đầu tiên tổ chức cuộc thi An toàn thông tin 2022 cho học sinh phổ thông toàn quốc

Cát Tường (t/h) - 18:18, 13/01/2022

Ngày 13/1, Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) thông tin về cuộc thi “Học sinh với An toàn thông tin 2022”. Cuộc thi sẽ chính thức diễn ra từ ngày 3 - 24/3/2022, theo hình thức online. Đối tượng dự thi là học sinh phổ thông cơ sở trên toàn quốc.

Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA thông tin về cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin năm 2022" lần đầu tiên được tổ chức.
Ông Nguyễn Thành Hưng, Chủ tịch VNISA thông tin về cuộc thi "Học sinh với An toàn thông tin năm 2022" lần đầu tiên được tổ chức.

Cuộc thi do Hiệp hội An toàn thông tin Việt Nam (VNISA) chủ trì tổ chức, được sự bảo trợ của các Bộ: TT&TT, GD&ĐT, LĐTB&XH; đồng hành trực tiếp là Cục An toàn thông tin (Bộ TT&TT), Vụ Giáo dục chính trị công tác học sinh, sinh viên (Bộ GD&ĐT) và Cục Trẻ em (Bộ LĐTB&XH).

Cuộc thi nhằm tuyên truyền, cung cấp kiến thức, kỹ năng sử dụng internet an toàn cho học sinh và cha mẹ học sinh, tạo một sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát huy khả năng tư duy của học sinh, giúp các em nhận diện và phòng, tránh các nguy cơ mất an toàn trên môi trường mạng.

Đây là lần đầu tiên cuộc thi được VNISA chủ trì tổ chức và dự kiến sẽ được duy trì thường niên, trở thành một phần trong chuỗi hoạt động Ngày An toàn thông tin Việt Nam. Ban Tổ chức hy vọng, cuộc thi này sẽ thu hút được sự hưởng ứng của khoảng 1 triệu học sinh của các trường trên cả nước; là dịp để các em, thầy cô giáo, cha mẹ… có thêm kiến thức để sử dụng không gian mạng an toàn và hữu ích.

Cuộc thi sẽ diễn ra từ ngày 3 - 24/3/2022. Thông tin của cuộc thi đã được Ban Tổ chức đăng tải trên website http://childsafe.vn. Các thí sinh dự thi trực tuyến qua website http://thihsattt.vn. Mỗi thí sinh chỉ đăng ký một (01) tài khoản để dự thi (theo mẫu đăng ký trên website). Thí sinh chỉ được thi một (01) lần và có thể tham gia thi vào bất cứ thời điểm nào trong khoảng thời gian mà Ban Tổ chức thông báo.

Đề thi gồm 25 câu hỏi trắc nghiệm do hệ thống thi cung cấp ngẫu nhiên từ ngân hàng đề thi. Thời gian làm bài của thí sinh là 30 phút. Tài liệu hướng dẫn đăng ký thi, làm bài và ôn thi và thi thử sẽ được cung cấp trên có trên website của cuộc thi http://childsafe.vn từ tháng 1 này.

Lễ tổng kết, trao giải cuộc thi dự kiến sẽ được tổ chức tại Hà Nội vào đầu tháng 4/2022.

Cuộc thi sẽ có nhiều giải thưởng hấp dẫn, như giải thưởng tập thể dành cho các trường có số lượng học sinh dự thi nhiều nhất và bài thi chất lượng, gồm bằng khen của Bộ GD&ĐT, bằng khen của Ban Tổ chức cuộc thi và phần thưởng bằng tiền mặt. Giải cá nhân gồm 3 giải nhất, 8 giải nhì,15 giải ba, 50 giải khuyến khích với các phần quà công nghệ hấp dẫn, phù hợp với lứa tuổi học sinh, như máy tính bảng, máy đọc sách kindle… Các thi sinh đạt điểm cao còn được nhận nhiều phần quà hấp dẫn từ các đơn vị tham gia phối hợp tổ chức cuộc thi.

Nội dung đề thi là kiến thức phổ thông liên quan tới an toàn thông tin và bảo vệ trẻ em trên không gian mạng theo 8 chủ đề: Giáo dục về đạo đức, pháp luật; kiến thức về tin học và an toàn thông tin; bảo vệ thông tin các nhân của trẻ em và phòng chống nội dung xấu trên mạng; phòng tránh các tương tác có hại trên mạng; phòng tránh nguy cơ có hại trong quảng cáo và tiêu dùng trên mạng; phòng chống nguy cơ mất an toàn mạng; bảo vệ trẻ em trong sử dụng mạng xã hội và sử dụng thiết bị di động an toàn./.

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.