Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lan tỏa mô hình "Trường học hạnh phúc" ở Yên Bái

Hoàng Quý - 18:49, 31/10/2021

Thời gian qua, để thực hiện mục tiêu giúp trẻ "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", tỉnh Yên Bái đã đẩy mạnh thực hiện xây dựng "Trường học hạnh phúc", nhằm lan tỏa những giá trị yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường.

Các em học sinh Trường Tiểu học Phúc Sơn tham dự một buổi học ngoại khóa
Các em học sinh Trường Tiểu học Phúc Sơn tham dự một buổi học ngoại khóa

Thay đổi vì một ngôi trường hạnh phúc

Trong một chuyến công tác tại Yên Bái, chúng tôi có dịp ghé thăm Trường Tiểu học Phúc Sơn, xã Phúc Sơn (thị xã Nghĩa Lộ). Mặc dù ở địa bàn khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, nhưng ngôi trường luôn chan chứa tình yêu thương của thầy và trò .

Dạo một vòng quanh sân trường trong giờ ra chơi, đâu đâu chúng tôi cũng thấy cảnh các em học sinh vui vẻ nô đùa với nhau. Bên cạnh đó là hình ảnh các thầy, cô giáo tươi cười mỗi khi các em học sinh chào hỏi, và không quên nhắc nhở các em vui chơi cẩn thận kẻo ngã. 

Trò chuyện với cô giáo Phu Minh Diệp, Hiệu trưởng nhà trường, chúng tôi càng hiểu rõ hơn những mục tiêu mà ngôi trường này luôn hướng tới suốt thời gian qua, đó chính là thay đổi vì một ngôi trường hạnh phúc. Đây cũng là khẩu hiệu được treo trang trọng trước sảnh chính của trường.

Cô Diệp chia sẻ: “Với chúng tôi, bây giờ mỗi ngày đến trường là một ngày vui. Khi giáo viên lên lớp, tinh thần thoải mái, vui vẻ thì sẽ sáng tạo nhiều hơn trong tiết dạy. Với học trò, mình không còn nghiêm nghị mà gần gũi hơn, tạo cho chúng niềm tin nơi cô giáo, tình cảm cô trò cũng cứ tăng dần lên theo ngày tháng”.

Năm học 2021 - 2022, tại Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân (huyện Yên Bình), các hoạt động xây dựng trường học hạnh phúc cũng  diễn ra sôi nổi. Trong mỗi tiết học, các em học sinh đều chăm chỉ nghe giảng, hăng say phát biểu, không có tâm lý căng thẳng, gò bó…

Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt các em học sinh Trường tiểu học Phúc Sơn
Niềm vui hiện rõ trên khuôn mặt các em học sinh Trường tiểu học Phúc Sơn

Được biết, năm học 2021 - 2022, Trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân được lựa chọn là 1 trong 6 đơn vị trường thực hiện điểm xây dựng "Trường học hạnh phúc". Bám sát Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” giai đoạn 2021 - 2025, nhà trường đã bắt tay vào việc thay đổi toàn diện từ trong nhận thức, thái độ của giáo viên, với thông điệp mỗi nhà giáo khi đến trường mang cả trái tim yêu thương đến với học trò, thì sẽ tạo nên ngôi trường hạnh phúc.

Theo cô giáo Đặng Thị Lan Hương, Hiệu trưởng trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân, với phương châm "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui", Nhà trường đã tổ chức rất nhiều hoạt động trải nghiệm để hình thành và phát triển năng lực cá nhân cho học sinh, chú trọng các hoạt động ngoài giờ lên lớp, giúp các em trang bị đầy đủ những kiến thức, kỹ năng cần thiết để phát triển toàn diện.

Xây dựng mô hình ngày càng thực chất

Thực tế việc xây dựng trường học hạnh phúc bát đầu từ những việc rất giản đơn, gần gũi, đó là mỗi học sinh đến trường, cảm nhận được sự ấm áp, yêu thương tỏa ra từ thầy cô, bạn bè, theo đó niềm vui được nhân lên và nỗi buồn được san sẻ. Những hành động đẹp, lời nói đẹp, cảnh quang đẹp của thầy cô, bè bạn, mái trường đều góp phần dệt nên xúc cảm hạnh phúc, hân hoan trong trái tim, suy nghĩ tuổi học trò.

Ông Đào Thế Anh, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Yên Bái cho biết, thời gian qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến xây dựng “Trường học hạnh phúc”. Theo đó, Sở đã ban hành Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc” gắn với xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tới các trường học trong toàn tỉnh; chỉ đạo các trường chỉnh trang khuôn viên trường lớp, tạo cảnh quan sư phạm xanh - sạch - đẹp, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất tốt nhất phụ vụ việc dạy và học…

Để mô hình "Trường học hạnh phúc" không dừng lại ở khẩu hiệu, phong trào nhất thời, tỉnh Yên Bái đang tích cực tuyên truyền, nâng cao nhận thức của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ quản lý giáo dục, học sinh, phụ huynh và toàn xã hội trong việc, kiến tạo môi trường học tập, giáo dục lành mạnh, nhân văn, tiến bộ thực chất; tạo sự hài lòng, thỏa mãn và đáp ứng tốt nhu cầu, quyền được học tập, giáo dục, rèn luyện một cách toàn diện về thể chất, tinh thần và trí tuệ của người học...

Tin cùng chuyên mục
Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Đắk Lắk: Đầu tư, đổi mới phương pháp giáo dục phù hợp với điều kiện học tập, bản sắc văn hóa truyền thống

Thực hiện Dự án 5 về Phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, Chương trình MTQG phát triển kinh tế -xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi (Chương trình MTQG 1719), tỉnh Đắk Lắk đã phân bổ khoảng 173 tỷ đồng đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị dạy học cho các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú. Đồng thời, quan tâm đổi mới giáo dục, phương pháp giảng dạy phù hợp với ngôn ngữ, văn hóa của từng dân tộc.