Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Làng gốm Bàu Trúc vào Xuân

PV - 10:11, 13/02/2019

Như thường lệ, mỗi dịp Tết đến, Xuân về, làng gốm Bàu Trúc, thị trấn Phước Dân, huyện Ninh Phước (Ninh Thuận) lại trở nên tưng bừng, nhộn nhịp.

Sản phẩm gốm Bàu Trúc trưng bày phục vụ du khách thăm quan, mua sắm. Sản phẩm gốm Bàu Trúc trưng bày phục vụ du khách thăm quan, mua sắm.

Ở ngôi làng gốm cổ nhất Đông Nam Á này, từng vóc dáng, hình hài, sắc màu của gốm đều mang ký ức lịch sử của nền văn hóa Chăm Pa rực rỡ. Điểm đặc biệt của nghề làm gốm ở Bàu Trúc, đó chính là phương pháp làm gốm thủ công, mang tính nghệ thuật cao với sự tỉ mỉ, tinh tế trong từng nét chạm khắc. Qua đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, mỗi sản phẩm gốm đều chất chứa cái hồn riêng của đất, của người nơi đây. Chính vì thế, gốm Bàu Trúc đã được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia năm 2017.

Nghệ nhân Đàng Xem tạc phù điêu thần Shiva trên bình gốm. Nghệ nhân Đàng Xem tạc phù điêu thần Shiva trên bình gốm.

Làng Bàu Trúc hiện có khoảng 500 lao động tham gia sản xuất gốm. Danh tiếng của gốm Chăm Bàu Trúc cũng không ngừng bay xa, vươn cao nhờ những giá trị lịch sử, nghệ thuật tinh túy và độc đáo. Sản phẩm gốm Bàu Trúc hiện không chỉ là một mặt hàng truyền thống phục vụ nhu cầu trong nước mà còn vươn ra các thị trường quốc tế như California, Texas (Mỹ)... thu hút đông đảo khách đến thăm quan, tìm hiểu và mua hàng.

 

 Phụ nữ Chăm làng Bàu Trúc chế tác gốm truyền thống. Phụ nữ Chăm làng Bàu Trúc chế tác gốm truyền thống.
Công đoạn làm láng và phơi gốm trước khi đưa vào lò nung. Công đoạn làm láng và phơi gốm trước khi đưa vào lò nung.
Bình gốm Chăm đưa vào lò nung chín cho sắc màu đỏ au nguyên thủy của đất sét làng Bàu Trúc. Bình gốm Chăm đưa vào lò nung chín cho sắc màu đỏ au nguyên thủy của đất sét làng Bàu Trúc.

Nhờ nguồn thu nhập ổn định từ nghề làm gốm kết hợp sản xuất nông nghiệp, nhiều gia đình xây dựng được nhà ở khang trang, nuôi con học hành thành đạt. Đồng bào Chăm làng Bàu Trúc phấn khởi mừng đón mùa Xuân mới, với hy vọng nghề gốm truyền thống tiếp tục gặt hái nhiều thành công trong năm mới Kỷ Hợi-2019.

THÁI SƠN NGỌC

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.