Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Làng nghề làm hương Phja Thắp

Thanh Hà - Ngọc Ánh - 10:32, 04/07/2023

Làng hương Phja Thắp, xã Phúc Sen, huyện Quảng Hòa (Cao Bằng) là 1 trong 5 làng nghề của tỉnh Cao Bằng đã được công nhận là làng nghề truyền thống (có lịch sử trên 100 năm). Nơi đây vẫn giữ được nét đẹp văn hóa truyền thống của người Nùng An, nhóm địa phương của dân tộc Nùng.

Hương Phja Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi. Người Nùng An dùng cây mai (tiếng Tày là “ mạy mười ”) để làm que. (Công đoạn chẻ cây mai làm que hương)
Hương Phja Thắp được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên ở vùng miền núi đá vôi. Người Nùng An dùng cây mai, tiếng Tày là “mạy mười ” để làm que. (Trong ảnh: Công đoạn chẻ cây mai làm que hương - Ảnh Thanh Hà)
Làm hương trải qua nhiều công đoạn: Cây mai được cắt thành từng khúc dài khoảng 40cm, rồi chẻ thành từng thanh nhỏ như đầu đũa, vót sạch.
Làm hương trải qua nhiều công đoạn: Cây mai được cắt thành từng khúc dài khoảng 40 cm, rồi chẻ thành từng thanh nhỏ, vót sạch. (Ảnh Thanh Hà)
Công đoạn vót que hương
Công đoạn vót que hương. (Ảnh Thanh Hà)
Que hương sau khi phơi khô sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi lại đem phơi tiếp trước khi được buộc thành từng bó đem bán ở các chợ phiên.
Que hương sau khi vuốt được buộc thành từng bó. (Ảnh Thanh Hà)
Người Nùng An dùng vỏ cây gạo, mùn cưa, lá cây rừng bầu hắt để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau, tạo thành bột hương.
Người Nùng An dùng vỏ cây gạo, mùn cưa, lá cây rừng bầu hắt để làm keo kết dính các chất liệu lại với nhau, tạo thành bột hương. Tiếp theo, que mai sẽ được nhúng vào nước pha với bột lá cây bầu hắt đề tạo chất kết dính, sau đó tẩm 4 lần hỗn hợp bột lá cây bầu hắt, vỏ cây gạo, mùn cưa để được que hương. (Ảnh Thanh Hà)
Que hương sau khi phơi khô sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi lại đem phơi tiếp trước khi được buộc thành từng bó đem bán ở các chợ phiên.
Que hương sau khi phơi khô sẽ được nhuộm chân màu đỏ rồi lại đem phơi tiếp trước khi được buộc thành từng bó đem bán ở các chợ phiên. (Ảnh TL)
Hương truyền thống được sản xuất ở Phia Thắp không chứa các hóa chất độc hại, đảm bảo an toàn cho sức khỏe nên được đông đảo bà con cũng như khách du lịch yêu thích.
Hương truyền thống được sản xuất ở Phia Thắp không chứa các hóa chất độc hại, bảo đảm an toàn cho sức khỏe nên được đông đảo bà con cũng như khách du lịch yêu thích. (Ảnh TL)
Khách du lịch tham quan trải ngiệm làng nghề làm hương Phja Thắp
Khách du lịch tham quan trải ngiệm làng nghề làm hương Phja Thắp (Ảnh TL)
Một góc làng nghề làm hương Phja Thắp
Một góc làng nghề làm hương Phja Thắp. (Ảnh Thanh Hà)
Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người Nùng làng Phja Thắp mà còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của đồng bào. Hiện nay, làng hương Phia Thắp không chỉ trở thành một điểm đến trải nghiệm du lịch làng nghề hấp dẫn cho du khách khi đến thăm Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng.
Làm hương không chỉ đem lại thu nhập cho người Nùng làng Phja Thắp mà còn góp phần bảo tồn một nghề truyền thống của đồng bào. Hiện nay, làng hương Phia Thắp trở thành một điểm đến trải nghiệm du lịch làng nghề hấp dẫn cho du khách khi đến thăm Công viên Địa chất Toàn cầu UNESCO non nước Cao Bằng. (Ảnh TL)

Tin cùng chuyên mục
Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Thái Nguyên: Chú trọng công khai đảm bảo chất lượng con giống hỗ trợ sinh kế cho hộ nghèo, cận nghèo

Năm 2024, Trung tâm Khuyến nông Thái Nguyên được Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn giao thực hiện 2 dự án hỗ trợ chăn nuôi bò sinh sản cho hộ nghèo, cận nghèo tại các huyện Phú Bình và Đại Từ. Để đảm bảo chất lượng, công khai nguồn cung cấp con giống hỗ trợ sinh kế cho các hộ, trước khi đưa bò giống đến tay bà con, Trung tâm Khuyến nông đã tổ chức cho tất cả đối tượng được hưởng lợi đến tham quan, chọn lựa tại các cơ sở giống có uy tín.