Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nghề làm hương bài ở Như Xuân

Quỳnh Trâm - 14:47, 25/05/2022

Do tác động của kinh tế thị trường nhiều nghề truyền thống ở huyện miền núi Như Xuân (Thanh Hoá) đã dần bị mai một. Tuy nhiên, nghề làm hương bài truyền thống vẫn đang tiếp tục được các hộ duy trì, phát triển..., qua đó đã giải quyết được việc làm, tăng thu nhập cho nhiều lao động ở thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân.

Sản phẩm hương bài Yên Cát được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa năm 2021
Sản phẩm hương bài Yên Cát được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa năm 2021

Đến thăm hộ gia đình ông Lê Văn Thăng ở khu phố Cát Tiến, thị trấn Yên Cát, từ đầu con ngõ nhỏ mùi hương thơm phảng phất khắp không gian. Ông Lê Văn Thăng đã có hơn 30 năm gắn bó với nghề làm hương bài, ông không chỉ coi nghề như một nguồn thu nhập chính, mà còn là một phần là để duy trì nghề truyền thống của gia đình của ông.

Theo ông Thăng, hương bài được làm từ nhựa cây trám, cây hương bài và than hoa. Ba loại nguyên liệu trộn với nhau theo tỉ lệ, để thành hỗn hợp chất làm hương bài. Công đoạn làm thành cây hương bài cũng khá công phu, vất vả. Nhựa trám được cho vào máy lọc lấy nước nguyên chất, sau đó trộn vào than cây mắc khẻn rồi cho vào máy xay đều.

Nghề làm hương bài truyền thống ở đây được gia đình ông Thăng và các hộ dân duy trì quanh năm, nhưng làm nhiều nhất, là những tháng giáp tết và rằm tháng bảy. Thời điểm này ngoài 5 lao động trong gia đình, ông Thăng còn phải thuê thêm 14 lao động trong thôn.

Mỗi năm, gia đình ông Lê Văn Thăng làm được 4 triệu que hương. Những năm qua, để đáp ứng nhu cầu thị trường, gia đình ông đầu tư thêm máy lọc, máy xay, lò sấy…

“Để sản phẩm hương bài ngày càng khẳng định chỗ đứng trên thị trường, gia đình tôi cùng một số hộ dân khu phố Cát Tiến đã thành lập hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp - Hương bài Như Xuân”, ông Lê Văn Thăng cho biết.

Sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống làm nghề hương bài, chị Lê Thị Hằng (SN 1989) cũng đang quyết tâm theo nghề của gia đình. Học hỏi, kế thừa kinh nghiệm làm nghề của người đi trước, chị Hằng còn phát huy khả năng linh hoạt, nhanh nhẹn của thế hệ trẻ  để phát huy nghề, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Để mở rộng quy mô sản xuất, năm 2021 chị Hằng tham gia HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương bài Như Xuân. 

Hiện nay, HTX dịch vụ nông nghiệp Hương bài Như Xuân có 13 thành viên. Trung bình HTX sản xuất từ 35 - 40 vạn hương bài/tháng, tạo việc làm cho trên 10 lao động, với mức thu nhập gần 5 triệu đồng/người/tháng. Trừ chi phí, mỗi năm HTX có doanh thu trên 1,2 tỷ đồng. Với nỗ lực của các thành viên, trong việc nâng cao chất lượng sản phẩm,  mới đây sản phẩm hương bài Yên Cát được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa đợt 4/2021.

Hương bài được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nên được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng
Hương bài được làm từ các nguyên liệu tự nhiên nên được người dân trong và ngoài tỉnh ưa chuộng

"Đây là cơ hội để sản phẩm hương bài Yên Cát khẳng định được thương hiệu, nâng tầm giá trị sản phẩm trên thị trường”, ông Lê Đình Huấn, Chủ tịch UBND thị trấn Yên Cát, cho biết.

Để phát triển nghề làm hương bài truyền thống của địa phương, huyện Như Xuân có chủ trương đẩy mạnh mở rộng vùng nguyên liệu để làm hương bài, trong đó xã Bình Lương là đơn vị trồng đầu tiên. Trong năm 2022, huyện tiếp tục phát triển trồng tại thị trấn Yên Cát, trong đó HTX Dịch vụ nông nghiệp Hương bài Yên Cát đăng ký trồng 20 ha.

Ông Lê Đình Hóa, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Yên Cát, huyện Như Xuân cho biết, trong thời gian tới, Hội tiếp tục phối hợp các ban, ngành đoàn thể tổ chức các lớp tập huấn kỹ thuật giúp người dân nâng cao tay nghề, tiếp tục truyền lại cho thế hệ trẻ, mang lại thu nhập và giữ được nghề truyền thống của địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.