Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Nghề nghiệp - Việc làm

Làng rèn cổ vẫn vang tiếng bên sông

Tiêu Dao - Hoàng Tân - 10:21, 07/12/2020

Làng rèn ấy từng rèn vũ khí cho cách mạng, bao năm lửa nghề vẫn chưa tắt với những người mặn mòi với tay quai tay búa. Ở đó, có gia đình 5 đời làm nghề rèn. Sau những chênh vênh của nghề, giờ người ta đã biết đến làng rèn Hồng Lư.

Ông Trần Đình Thông là đời thứ 3 trong gia đình vẫn miệt mài giữ lửa nghề rèn.
Ông Trần Đình Thông là đời thứ 3 trong gia đình vẫn miệt mài giữ lửa nghề rèn.

Lửa nghề rèn

Nằm nép mình bên sông Trường Giang, làng rèn Hồng Lư, TP. Tam Kỳ (Quảng Nam) đã trải qua hàng trăm năm tuổi với bao thăng trầm thời cuộc.

Ông Trần Đình Thông, người nắm giữ nhiều bí quyết của làng rèn và cũng là người gìn giữ và trao truyền lại danh tiếng của làng. Ngừng tay búa, ông Thông nheo đôi mắt đã già nua, gạt nhẹ giọt mồ hôi nhỏ xuống cánh mũi kể, những ngày khởi nguồn của làng rèn này chỉ có vài hộ gia đình làm nghề.

Trong thời gian chuẩn bị cho cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, ông Trần Ngọc cùng nhiều thợ rèn khác trong làng đã âm thầm sản xuất ra các loại vũ khí để cung cấp, phục vụ cho lực lượng kháng chiến. Cách mạng tháng Tám thành công, ông Trần Ngọc được Chính phủ lúc bấy giờ trao tặng Bằng khen vì đã tích cực giúp đỡ cách mạng, góp phần vào thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám. Từ đó, danh tiếng của làng rèn Hồng Lư vang đi khắp nơi, trong đó, tay rèn của ông Ngọc cũng được nhiều người biết tới.

Đến đời con của ông Trần Ngọc là ông Trần Đình Bá cũng nổi tiếng không kém cha vì tay rèn sắc lẹm. Những kỹ thuật của ông Bá sau đó được truyền lại cho con là ông Trần Đình Thông. Và được ông Thông giữ nghề đến tận bây giờ. Hiện ông Thông đang truyền lại cho cháu là Trần Đình Chức. Ông Thông kể và nhẩm đếm, như vậy nghề rèn này đã truyền lại đến anh Chức là đời thứ 5 rồi.

Thăng trầm của làng rèn

Đã có một thời, làng nghề rèn Hồng Lư chao đảo, tưởng như không tồn tại lâu dài được, các lò rèn hoạt động cầm chừng, sản phẩm không tiêu thụ được. Nguyên nhân là do người tiêu dùng bị choáng ngợp trước sự xuất hiện ồ ạt của các loại sản phẩm nhập ngoại từ Trung Quốc, Thái Lan… tràn vào thị trường Việt Nam với mẫu mã đẹp, giá rẻ hơn.

Nếu như trước đây trong làng nhà nào cũng có lò rèn, thì vào lúc khủng hoảng nhất cả làng chỉ còn 4 hộ giữ được nghề, hoạt động cầm chừng yếu ớt. Các hộ dân trong làng đang tìm kiếm con đường mưu sinh mới.

Khó khăn thì chồng chất, nhưng những người thợ ở đây vẫn luôn kiên trì giữ lửa làng rèn lớn nhất nhì xứ Quảng. Người dân Hồng Lư vẫn kiên nhẫn, cần cù, sáng tạo, thông minh tạo ra sản phẩm bằng chính bàn tay lao động của mình. Khi những loại dao hay các loại nông cụ sản xuất công nghiệp không thể có độ bền, thì chính các sản phẩm của Hồng Lư đã chứng tỏ được điều đó.

Và đơn đặt hàng cũng như sản phẩm bày bán ở các chợ đều ngày càng tăng vì chất lượng thật và độ bền của sản phẩm đã được người dùng cảm nhận. Nhiều khu chợ trong và ngoài thành phố cũng đã xuất hiện hàng hóa của làng nghề Hồng Lư.

Để bắt kịp với thị trường, những người thợ thủ công Hồng Lư đã áp dụng khoa học vào sản xuất vừa giảm nhọc nhằn cho người lao động, vừa nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là biện pháp sản suất theo hướng tập trung quy mô lớn, chuyên môn hóa ngành nghề, dần tạo dựng thương hiệu của một làng rèn truyền thống. Sản phẩm của làng cũng rất đa dạng. Những người đến với làng rèn này, tìm đến những lò rèn như của ông Thông, ông Bá đặt hàng đều là sự tin tưởng tay rèn của người sống chết với nghề rèn.

Tin cùng chuyên mục
Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Bàn giải pháp đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Tỷ lệ lao động (LĐ) chưa qua đào tạo còn cao, là rào cản lớn trong việc cải thiện việc làm, thu nhập ở khu vực nông thôn, miền núi. Trong bối cảnh thị trường LĐ ngày càng yêu cầu cao về tay nghề, bên cạnh mở rộng quy mô để tăng tỷ lệ LĐ qua đào tạo thì cũng cần tăng đào tạo kỷ năng mềm, trọng tâm là kỹ năng khởi sự kinh doanh.