Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lạng Sơn: Bảo tồn và phát huy giá trị trang phục truyền thống các DTTS

Lam Anh - 20:43, 03/11/2022

Ngày 3/11, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lạng Sơn tổ chức Hội thảo khoa học “Thực trạng và giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn”.

Trang phục Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn, Lạng Sơn
Trang phục Dao Lù Gang ở Mẫu Sơn, Lạng Sơn

Lạng Sơn có nhiều dân tộc anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Hoa, Sán Chay, Mông… Cùng với tiếng nói, chữ viết, trang phục của đồng bào các dân tộc Lạng Sơn là một di sản văn hóa truyền thống độc đáo mang bản sắc đặc trưng của từng dân tộc.

Tuy nhiên, một thực trạng chung hiện nay, do sự phát triển nhanh của xã hội, sự giao thoa văn hóa giữa các dân tộc đã phần nào ảnh hưởng đến nhận thức cũng như thị hiếu thẩm mỹ, một bộ phận không nhỏ người DTTS đã thay đổi thói quen mặc trang phục truyền thống bằng trang phục phổ thông, đặc biệt là ở lớp trẻ. Đặc biệt hiện nay, các làng nghề dệt thổ cẩm còn rất ít, các nghệ nhân biết dệt và may trang phục truyền thống ngày càng mai một; trang phục truyền thống bị pha tạp nhiều cả về chất liệu và kiểu dáng, khó phân biệt được trang phục của dân tộc nào…

Trước thực trạng đó, ngày 18/1/2019, Bộ trưởng Bộ VHTT&DL đã có Quyết định số 209 về việc phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Triển khai thực hiện đề án trên, UBND tỉnh Lạng Sơn đã có Kế hoạch số 117/KH-UBND, ngày 3/7/2019 về việc thực hiện “Đề án bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”. Định kỳ hằng năm, Sở VHTT&DL đã triển khai thực hiện bằng các chương trình, hoạt động cụ thể. Trong đó, việc tổ chức hội nghị, hội thảo là một trong những bước thu thập, tổng hợp, công bố các tư liệu, tài liệu, kết quả nghiên cứu của các chuyên gia, các nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa, nghệ nhân, chủ thể văn hóa. Từ đó nhận diện, đánh giá một cách đồng bộ, thống nhất, toàn diện các thành tố liên quan đến trang phục truyền thống của các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh.

Trang phục của phụ nữ dân tộc Nùng (Lạng Sơn)
Trang phục của phụ nữ dân tộc Nùng (Lạng Sơn)

Tại Hội thảo đã có gần 30 tham luận của các đại biểu là nhà quản lý văn hóa, nhà khoa học, nhà nghiên cứu lịch sử, văn hóa trong và ngoài tỉnh Lạng Sơn đóng góp ý kiến tập trung vào hai chủ đề: những biến đối của trang phục các DTTS hiện nay - nguyên nhân, tác động và ảnh hưởng; báo chí Lạng Sơn với việc lan tỏa giá trị trang phục truyền thống các DTTS; bảo tồn, khai thác, phát huy giá trị văn hóa trong trang phục truyền thống gắn với phát triển du lịch ở Lạng Sơn; tuyên truyền giáo dục, nâng cao nhận thức, hành động của cộng đồng về ý nghĩa, giá trị của công tác bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống…

Hội thảo là cơ sở để Sở VHTT&DL tỉnh Lạng Sơn tiếp tục tham mưu đề xuất phương hướng, giải pháp bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các DTTS Việt Nam trên địa bàn tỉnh gắn với phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội địa phương.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.