Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lạng Sơn: Gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống lễ hội đầu năm

Thúy Hồng - Tuyết Mai - 15:18, 02/02/2023

Sau thời gian tạm dừng do ảnh hưởng dịch COVID-19, Xuân Quý Mão 2023, các lễ hội trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn bắt đầu được tổ chức trở lại với quy mô lớn, hứa hẹn thu hút đông khách du lịch. Chính vì vậy, các cấp, ngành liên quan trong tỉnh đã đề ra các giải pháp để lễ hội diễn ra an toàn, vui tươi, mang đậm bản sắc văn hóa các dân tộc nơi đây, góp phần phát huy giá trị truyền thống và tạo không khí phấn khởi đón Tết, vui Xuân cho Nhân dân.

Lễ hội đầu Xuân là nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn
Lễ hội đầu Xuân là nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc tỉnh Lạng Sơn

Theo kết quả kiểm kê, rà soát của Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch (VHTT&DL), toàn tỉnh hiện có 280 lễ hội, trong đó có 247 lễ hội truyền thống, chiếm 88% tổng số lễ hội trên địa bàn; trên 90% là lễ hội lồng tồng (xuống đồng). Lễ hội là nơi diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: Nghi lễ, các hoạt động dân ca, dân vũ, trò chơi dân tộc đặc sắc của đồng bào các dân tộc Xứ Lạng.

Lễ hội mùa Xuân ở xứ Lạng gắn liền với cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và sống bằng nghề nông, nghề biển, nghề rừng. Lễ hội đều tập trung vào thời điểm nông nhàn, quy mô rộng cả một vùng. Một số lễ hội còn đưa việc biểu diễn tích truyện gắn với nhân vật lịch sử vào ngày khai hội, như các lễ hội: Ná Nhèm, chùa Tam Thanh, chùa Tiên, đền Tả Phủ… Qua đó, góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc cho Nhân dân trên địa bàn, nhất là thế hệ trẻ.

Theo thống kê của ngành VHTT&DL Lạng Sơn, từ năm 2017 đến nay, từ tỉnh đến cơ sở đã tổ chức 23 đợt trưng bày, triển lãm về di sản văn hóa phi vật thể, trong đó có các lễ hội truyền thống; phối hợp đăng tải 5.000 tin, bài, phóng sự phản ánh về các hoạt động văn hóa…

Hội thi múa sư tử ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
Hội thi múa sư tử ở huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn

Đặc biệt, trong năm 2023, Lễ hội đền Kỳ Cùng - Tả Phủ được lựa chọn để gắn liền với Tuần Tuần VHTT&DL Xứ Lạng, quy mô cấp tỉnh.

Việc bảo tồn, phát huy lễ hội theo hướng tích cực, đóng góp không nhỏ vào phát triển du lịch của tỉnh. Công tác tổ chức cũng được các địa phương trong tỉnh chuẩn bị chu đáo, an toàn, tiết kiệm, mang đậm nét bản sắc dân tộc vùng miền, thu hút đông đảo du khách tham gia.

Bà Nông Thị Thùy Hương - Phó Chủ tịch UBND xã Quảng Lạc cho biết: Sau 3 năm tạm dừng do ảnh hưởng của dịch COVID-19, năm nay lễ hội sẽ được tổ chức trở lại với 2 phần chính là phần lễ và phần hội.

“Từ cuối năm 2022, chúng tôi xây dựng kế hoạch, kịch bản chương trình lễ hội, sẽ tổ chức trò chơi dân gian bảo đảm an toàn, vui tươi, trong đó, chú trọng giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc”, bà Hương cho biết thêm…

Đông đảo người dân tham dự lễ hội đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng
Đông đảo người dân tham dự lễ hội đền Bắc Lệ, huyện Hữu Lũng

Ông Nguyễn Phúc Hà - Giám đốc Sở VHTT&DL cho biết: Lễ hội đầu Xuân là cơ hội tốt để Lạng Sơn có thể quảng bá những nét văn hóa đặc sắc đến với du khách gần xa. Năm 2023, các lễ hội bắt đầu được tổ chức trở lại với quy mô lớn. Để tạo dấu ấn trong lòng khách du lịch, chúng tôi đã ban hành các công văn chỉ đạo, hướng dẫn quản lý các hoạt động lễ hội đến từng địa phương.

“Song song với đó, để phát huy giá trị truyền thống trong các lễ hội, chúng tôi cũng phối hợp phục dựng một số nghi thức trong lễ hội truyền thống; truyền dạy, thành lập, duy trì mô hình tổ đội dân ca, múa sư tử… Khuyến khích người dân trình diễn các di sản văn hóa truyền thống tại các lễ hội; đồng thời chú trọng tuyên truyền về bảo vệ và phát huy các nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc đến Nhân dân”, ông Hà cho biết.

Toàn tỉnh Lạng Sơn có 5 lễ hội truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia gồm: Lễ hội Trò Ngô (huyện Hữu Lũng), Lễ hội Ná Nhèm (huyện Bắc Sơn), Lễ hội đền Kỳ Cùng - đền Tả Phủ (Tp. Lạng Sơn), Lễ hội Phài Lừa (huyện Bình Gia), Lễ hội Bủng Kham (huyện Tràng Định).

Tin cùng chuyên mục
Tự hào nguồn cội

Tự hào nguồn cội

Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương là loại hình Di sản tập quán xã hội, tín ngưỡng và lễ hội được UNESCO ghi danh là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại. Có vị trí quan trọng trong đời sống tinh thần của người Việt, Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương đã lắng đọng trong tâm thức mỗi người dân niềm tự hào về nguồn cội con rồng cháu tiên, xuyên suốt chiều dài hàng nghìn năm lịch sử, lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền Tổ quốc, trở thành bản sắc văn hóa độc đáo của người Việt Nam.