Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Giáo dục

Lạng Sơn: Từ ngày 8/4 triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục THCS và THPT

Minh Anh - 22:49, 08/04/2025

Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Lạng Sơn vừa ban hành Công văn số 1070/SGDĐT-GDTrH ngày 04/4/2025 hướng dẫn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần đối với các cơ sở giáo dục trung học trên địa bàn tỉnh, bắt đầu áp dụng từ ngày 08/4/2025.

Từ ngày 8/4, ngành Giáo dục Lạng Sơn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục trung học
Từ ngày 8/4, ngành Giáo dục Lạng Sơn triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần tại các cơ sở giáo dục trung học

Theo đó, các đơn vị thuộc phạm vi triển khai bao gồm: Trường THCS, THPT, trung tâm giáo dục thường xuyên và trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên. Việc triển khai mô hình được yêu cầu thực hiện đồng bộ và hiệu quả, trên cơ sở bảo đảm các điều kiện cần thiết như: Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên, cũng như việc xây dựng kế hoạch giảng dạy phù hợp. Đồng thời, việc sắp xếp và điều chỉnh thời khóa biểu phải bảo đảm hoàn thành đầy đủ nội dung chương trình Giáo dục phổ thông 2018, hài hòa với Khung kế hoạch thời gian năm học 2024 - 2025 do UBND tỉnh ban hành.

Để tạo sự đồng thuận, thống nhất trong quá trình triển khai, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các đơn vị chủ động tuyên truyền sâu rộng đến cán bộ quản lý, giáo viên, phụ huynh và học sinh về ý nghĩa, mục tiêu, cũng như phương thức tổ chức mô hình dạy học 5 ngày/tuần. Các trường cần xây dựng kế hoạch cụ thể, lấy ý kiến đồng thuận của phụ huynh, hoàn thiện việc điều chỉnh thời khóa biểu và tổ chức triển khai chính thức từ ngày 8/4. Riêng đối với các trường phổ thông dân tộc nội trú, cần chú trọng sắp xếp lịch sinh hoạt cuối tuần hợp lý, đồng thời tăng cường công tác quản lý, giáo dục học sinh nội trú một cách khoa học, hiệu quả.

Việc triển khai đại trà mô hình dạy học 5 ngày/tuần được thực hiện trên cơ sở tổng kết quá trình thí điểm tại một số đơn vị từ ngày 17/3 đến 30/3 theo Công văn số 779/SGDĐT-GDTrH. Kết quả bước đầu cho thấy mô hình mang lại nhiều tín hiệu tích cực: Vừa phù hợp với xu hướng đổi mới phương pháp dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, vừa tạo điều kiện để học sinh, giáo viên có thời gian nghỉ ngơi, tái tạo năng lượng, giữ gìn sức khỏe và cân bằng tâm lý.

Tin cùng chuyên mục
Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Hai học sinh dân tộc Mông đạt giải sáng kiến về Dự án giáo dục giới tính

Sinh sống tại huyện Krông Bông, tỉnh Đắk Lắk chứng kiến tình trạng tảo hôn trên địa bàn huyện vẫn diễn ra ở các địa bàn vùng sâu, gây ra nhiều hệ lụy đáng buồn. Vì vậy, 2 em Hoàng Thị Thủy và Lý Văn Lầu, dân tộc Mông, học sinh lớp 8, Trường PTDT nội trú THCS Krông Bông đã tự mày mò tìm hiểu và thiết kế xây dựng một dự án giáo dục giới tính, với mong muốn góp phần đẩy lùi tảo hôn trong đồng bào DTTS.