Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lào Cai: Bảo đảm cung ứng hàng hoá dịp Tết

Trọng Bảo - 12:05, 08/02/2021

Theo dự báo, trong những ngày giáp Tết, lượng tiêu thụ hàng hoá sẽ gia tăng. Để chủ động cung ứng các mặt hàng, đặc biệt là các loại thực phẩm, cơ quan chức năng tỉnh Lào Cai đã chuẩn bị dự trữ bảo đảm đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Bên cạnh việc chủ động nguồn hàng cung ứng dịp Tết, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, ổn định giá cả thị trường.
Bên cạnh việc chủ động nguồn hàng cung ứng dịp Tết, các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi buôn lậu, gian lận thương mại, ổn định giá cả thị trường.

Ông Hoàng Chí Hiền, Giám đốc Sở Công thương tỉnh Lào Cai cho biết: Với sự chủ động xây dựng phương án khai thác dự trữ hàng hóa, đến thời điểm này tại Lào Cai không có hiện tượng khan hiếm hàng hóa, nhất là những mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, giá cả các mặt hàng luôn ổn định, hàng hóa phong phú về mẫu mã, lượng hàng hóa dồi dào, đáp ứng tốt nhu cầu tiêu dùng của Nhân dân các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Ngay từ rất sớm, các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, các siêu thị, các cửa hàng thuộc chuỗi bán lẻ của Vinmart, các doanh nghiệp phân phối lớn trên địa bàn đã chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể khai thác, dự trữ các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu như lương thực, thực phẩm chế biến bao gói sẵn và thực phẩm tươi sống... Các đơn vị đã chủ động đặt hàng với số lượng lớn, tăng gấp gần chục lần số lượng cung ứng trước đó tại các siêu thị, chuỗi bán lẻ và hệ thống các đại lý nhằm đảm bảo nguồn cung, phục vụ nhu cầu của Nhân dân.

Tại các thị trường trong tỉnh, hoạt động thương mại đã dần sôi động hơn; nhất là tại các chợ truyền thống, nhiều đơn vị kinh doanh đã đưa ra thị trường nhiều mẫu sản phẩm hàng hóa đa dạng phục vụ dịp tết. Bên cạnh đó, tung ra các chương trình khuyến mại thu hút đông đảo người tiêu dùng quan tâm mua sắm. Các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu đáp ứng đủ nhu cầu của Nhân dân, từ các mặt hàng thực phẩm chế biến bao gói sẵn đến các sản phẩm hàng hóa nông sản thực phẩm tự sản xuất, đều được Nhân dân cung ứng, trao đổi qua các hệ thống chợ, các điểm đại lý bán lẻ...

Theo kế hoạch khai thác dự trữ hàng hóa bảo đảm cân đối cung cầu, bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 của tỉnh Lào Cai, các đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn đã sản xuất, dự trữ lượng hàng hóa phục vụ Nhân dân, với tổng trị giá gần 4.000 tỷ đồng. Cụ thể, các mặt hàng, nhóm hàng cung ứng chủ yếu gồm: 18.000 tấn gạo tẻ, gạo nếp; khoảng 5.300 tấn thịt gia súc, gia cầm và thủy sản (70% thịt gia súc, 20% thịt gia cầm, 10% thủy, hải sản); 25.000 tấn rau xanh (bắp cải, su hào, cải thảo, cải xanh các loại, su su, súp lơ, đỗ, bầu, bí, khoai tây, cà rốt, hành…); gần 1.000 tấn bánh, mứt kẹo các loại và 160.000 lít dầu ăn, 200 tấn muối I ốt…; 250 tấn miến, măng khô, đỗ xanh; 5 triệu cành hoa các loại (hồng, lay ơn, ly, đồng tiền, cúc…) và 30.000 chậu quất, đào, mai, địa lan; trên 10.000 m3 xăng, dầu và khoảng 300 tấn ga, gần 100 tấn than...

Theo đánh giá của các đơn vị chức năng, tết năm nay lượng khách du lịch đến Lào Cai sẽ giảm mạnh so cùng kỳ năm trước (cả khách trong nước và đặc biệt là lượng khách quốc tế) do tình hình dịch bệnh Covid-19. Tuy vậy, Tết năm nay với kỳ nghỉ kéo dài, dự báo thời tiết thuận lợi; do vậy Lào Cai sẽ vẫn đón lượng khách du lịch trong nước đến tham quan, nghỉ dưỡng và du lịch tâm linh, do vậy ngoài lượng hàng hóa phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của Nhân dân trong tỉnh, thì địa phương cũng chuẩn bị hàng hoá phục vụ đối với lượng khách du lịch này.

Hiện nay, các đơn vị, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch chuẩn bị nguồn hàng hóa phục vụ Tết với số lượng tăng từ 2-3 lần so với tháng bình thường, bảo đảm có thêm nhiều hàng hóa đặc sản các địa phương, lượng hàng dồi dào, ổn định, chất lượng cao, giá cả hợp lý.



Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.