Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Lào Cai: Chỉ thị 34 góp phần nâng cao chất lượng cán bộ người DTTS

Trọng Bảo - 20:23, 22/03/2022

Ngày 13/12/2013, Tỉnh ủy Lào Cai ban hành Chỉ thị 34-CT/TU về “Tăng cường quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ người DTTS”. Sau hơn 8 năm triển khai Chỉ thị 34 đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ người DTTS trên địa bàn.

Bí thư xã Quan Hồ Thẩn, Giàng Seo Châu (thứ ba từ trái sang) là người dân tộc Mông đầu tiên của huyện Si Ma Cai có trình độ thạc sĩ
Bí thư xã Quan Hồ Thẩn Giàng Seo Châu (thứ ba từ trái sang) là người dân tộc Mông đầu tiên của huyện Si Ma Cai có trình độ thạc sĩ

Đánh giá sau 8 năm triển khai Chỉ thị 34 cho thấy, từ 2014 đến nay, các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh Lào Cai đã đào tạo, bồi dưỡng trên 6.300 lượt cán bộ công chức; trong đó, đào tạo sau đại học là 31 người, đào tạo đại học là 1.608 người.

Giai đoạn 2014 - 2021, tỉnh Lào Cai đã cử 98 học sinh đi đào tạo theo chế độ cử tuyển trình độ đại học; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính cho 87 cán bộ là người DTTS; bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước ngạch chuyên viên cho 534 cán bộ DTTS…

Công tác quy hoạch cán bộ nói chung, quy hoạch cán bộ người DTTS nói riêng luôn được chú trọng, cơ cấu cán bộ người DTTS trong quy hoạch tương xứng với cơ cấu dân tộc trên địa bàn, phù hợp với đặc điểm dân tộc của từng địa phương, cơ quan, đơn vị. Sau hơn 8 năm, tổng số cán bộ được quy hoạch là 11.542 lượt, trong đó cán bộ DTTS 4.972 lượt, chiếm 43,8%... Đến thời điểm này, tỷ lệ cán bộ là người DTTS của các cơ quan cấp tỉnh đạt 13,47%, cấp huyện đạt 24%, cấp xã là 58%...

Việc triển khai Chỉ thị 34 của Tỉnh ủy Lào Cai đã góp phần xây dựng đội ngũ cán bộ DTTS toàn diện trên các lĩnh vực từ tỉnh đến cơ sở. Số cán bộ DTTS có trình độ chuẩn và trên chuẩn ngày càng tăng; trong đó, có cả trình độ thạc sĩ, tiến sĩ. Đội ngũ cán bộ DTTS có nhiều cố gắng vươn lên, phát huy bản lĩnh, phẩm chất, năng lực, trách nhiệm trong việc thực hiện các nhiệm vụ, góp phần không nhỏ vào kết quả hoàn thành các nhiệm vụ chính trị của tỉnh.

Tin cùng chuyên mục
Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Tu Mơ Rông (Kon Tum): “An cư lạc nghiệp” nhờ chính sách cho vay xây dựng nhà ở

Thực hiện Nghị định số 28/NĐ-CP của Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi giai đoạn 2021-2030, giai đoạn I: Từ năm 2021 - 2025 (gọi tắt là Chương trình MTQG 1719), Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Tu Mơ Rông (Kon Tum) đã triển khai cho hơn 1.233 hộ đồng bào DTTS vay để sửa chữa và xây dựng nhà ở kiên cố. Qua đó, giúp đồng bào DTTS an cư và yên tâm lao động sản xuất, từng bước vươn lên thoát nghèo.