Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lào Cai: Nông dân linh hoạt, thích ứng sản xuất trong tình hình dịch bệnh

Trọng Bảo - 19:27, 02/12/2021

Dịch bệnh Covid-19 đã và đang ảnh hưởng tiêu cực tới đời sống xã hội, trong đó, nông dân vùng cao trên địa bàn tỉnh Lào Cai cũng đang phải đối mặt với vô vàn khó khăn. Tuy nhiên, trong khó khăn, nhiều giải pháp, cách làm hay đã và đang được người nông dân áp dụng để từng bước thích ứng với dịch bệnh.

Ngoài thức ăn công nghiệp, gia đình chị Tuyên cho cá ăn thêm ngô, sắn, cỏ… để giảm chi phí sản xuất
Thay vì dùng thức ăn công nghiệp, gia đình chị Tuyên đang bổ sung ngô, sắn, cỏ… cho cá ăn để giảm chi phí sản xuất

Nhiều năm nay, gia đình ông Lý A Phong, dân tộc Tày ở thôn Giao Tiến, xã Thống Nhất, TP. Lào Cai (Lào Cai) phát triển chăn nuôi gà với quy mô khá lớn, có thời điểm trại gà của gia đình ông Phong lên tới trên 3.000 con. Từ chăn nuôi gà, gia đình ông có của ăn của để, con cái được học hành đầy đủ, xây dựng nhà cửa khang trang.

 Dịch bệnh bùng phát, hàng quán đóng cửa, các mối tiêu thụ nhiều năm nay cũng không nhập hàng, hoặc có nhập thì số lượng cũng rất ít. Vì vậy, ông Phong đã phải tính toán điều chỉnh trong sản xuất, chăn nuôi để vừa bảo đảm duy trì đàn gà, vừa có thể cầm cự đợi đến khi dịch bệnh lắng xuống thì tiếp tục mở rộng chăn nuôi.

“Do nhu cầu thị trường giảm nhiều, thời gian vừa rồi, gia đình phải giảm số lượng đàn gà xuống chỉ còn khoảng hơn 1.000 con. Nhưng cũng phải nuôi gối nhau để còn tiêu thụ được. Dù thu nhập không được cao như trước, nhưng cũng đủ để duy trì sản xuất, đợi đến khi hết dịch sẽ mở rộng đàn trở lại”, ông Phong chia sẻ.

Những năm trước, bình quân mỗi năm gia đình chị Lý Thị Tuyên, dân tộc Dao, ở xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng xuất bán hàng chục tấn cá thương phẩm, thu về hàng trăm triệu đồng. Chị Tuyên cho biết, nuôi cá nhàn hơn rất nhiều so với trồng ngô, trồng lúa…nhưng phải tuân thủ kỹ thuật, bảo đảm nước ra vào thường xuyên thì cá mới không bị bệnh và lớn nhanh, chất lượng thịt ngon. 

Tuy nhiên, từ khi dịch bệnh bùng phát, đầu ra khó khăn bắt buộc chị Tuyên cũng phải giảm lượng cá giống thả xuống. Nếu như trước đây, mỗi năm gia đình chị thả 2 lứa, thì 2 năm nay chỉ thả 1 lứa/năm. Thức ăn cho cá trước đây  là thức ăn công nghiệp, thì hiện nay  cho thêm các thức ăn tận dụng từ các sản phẩm nông nghiệp và cỏ để giảm chi phí nuôi. Còn đầu ra, bên cạnh việc bán cho thương lái, gia đình chị đã đăng bán trên mạng facebook, zalo… 

“Dù khó thì vẫn phải duy trì chăn nuôi, vì mình là nông dân nếu không chăn nuôi con cá, con lợn thì cũng không biết chuyển đổi sang làm gì. Rồi diện tích ao nuôi nếu mình bỏ bê thì cũng ảnh hưởng tới việc vệ sinh, duy trì nguồn nước… sẽ không tốt khi mình mở rộng chăn nuôi trở lại”, chị Tuyên nói.

Thống kê của ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai cho thấy, 6 tháng đầu năm 2021, tổng đàn gia súc và diện tích nuôi thủy sản của Lào Cai có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm trước. Điều này cho thấy, những tác động xấu của thị trường đến sản xuất của người chăn nuôi. 

Tuy nhiên, cùng với các chính sách hỗ trợ của Chính phủ, của địa phương,  mỗi người nông dân cũng đang nỗ lực vượt qua những khó khăn này bằng sự linh hoạt, năng động, từng bước thích ứng, duy trì sản xuất trong điều kiện dịch bệnh, hạn chế tối đa việc đứt gãy chuỗi sản xuất ngay từ cơ sở trong bối cảnh dịch bệnh.

Tin cùng chuyên mục
Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Kon Tum: Đồng bào DTTS tham gia làm OCOP

Với sự hỗ trợ của các cấp, ngành, việc triển khai Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực cho người dân. Đặc biệt, nhiều hộ dân tộc thiểu số (DTTS) đã nỗ lực lao động sản xuất, khai thác bản sắc văn hóa dân tộc, lợi thế của địa phương, liên kết tạo nên các sản phẩm OCOP có giá trị, góp phần nâng cao thu nhập.