Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Nuôi gà đẻ trứng: Vừa có thu nhập, vừa cải thiện dinh dưỡng

Phúc Khánh- CĐ - 19:36, 20/10/2021

Mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng gắn với Chương trình “Không còn nạn đói” tại tỉnh Yên Bái triển khai thời gian qua, đã mang lại hiệu quả tích cực. Mô hình không chỉ cải thiện dinh dưỡng mà còn tăng thu nhập cho người dân.


Theo đánh giá, giống gà hỗ trợ cho 42 hộ dân ở Pá Lau từ dự án là dễ nuôi, dễ chăm sóc. (Ảnh TL)
Theo đánh giá, giống gà hỗ trợ cho 42 hộ dân ở Pá Lau từ Dự án rất dễ nuôi, dễ chăm sóc. (Ảnh TL)

Pá Lau là xã đặc biệt khó khăn của huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái. Toàn xã có 299 hộ dân với 1.657 khẩu (97% dân số là đồng bào Mông), tỷ lệ hộ nghèo chiếm 58,19%. Đặc biệt, tình trạng suy dinh dưỡng trẻ em ở Pá Lau chiếm tỷ lệ cao.

Tháng 7/2020, Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chủ trì với các đơn vị có liên quan triển khai “Dự án xây dựng mô hình phát triển nuôi gà đẻ trứng gắn với Chương trình Không còn nạn đói tại tỉnh Yên Bái” tại xã Pá Lau. 

Triển khai mô hình, có 42 hộ ở đây được nhận 70 con gà lai ri và trên 3 tạ thức ăn hỗn hợp/hộ. Tổng kinh phí thực hiện là gần 600 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ 400 triệu đồng, người dân đối ứng trên 190 triệu đồng.

Theo tính toán, sau 2 tháng thực hiện nuôi gà mái đẻ từ 15-20 quả trứng/tháng/con đem lại nguồn thực phẩm quan trọng hàng ngày cho gia đình, đặc biệt là trẻ em. Ngoài nguồn thực phẩm bổ dưỡng cho gia đình, mỗi hộ nghèo có thể thu về từ 1-2 triệu đồng tiền bán trứng gà hàng tháng.

Việc triển khai mô hình đã mở ra cơ hội để bà con ở Pá Lau tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo; đồng thời giảm tình trạng suy dinh dưỡng cho trẻ em trên địa bàn. Với sự thành công bước đầu ở Pá Lau, người dân mong muốn “Dự án xây dựng mô hình phát triển chăn nuôi gà đẻ trứng gắn với Chương trình không còn nạn đói tại tỉnh Yên Bái” được nhân rộng trong thời gian tới.

Tin cùng chuyên mục
Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Chiêm Hóa (Tuyên Quang): Chú trọng phát triển cây lâm nghiệp gắn với bảo vệ rừng bền vững

Diện tích rừng và đất lâm nghiệp ở huyện Chiêm Hóa (tỉnh Tuyên Quang) rất lớn, đây được xem là tiềm năng, lợi thế để người dân sống nhờ rừng thêm cơ hội và điều kiện để phát triển kinh tế nông, lâm nghiệp bền vững gắn với bảo vệ rừng. Việc khai thác tốt tiềm năng, lợi thế cùng với các chính sách của Đảng, Nhà nước, nhất là chính sách hỗ trợ từ Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025 (Chương trình MTQG 1719), có ý nghĩa quan trọng, để người dân có thêm điều kiện phát huy giá trị kinh tế ổn định cuộc sống và phát triển bền vững từ rừng.