Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng bến nước - Nét đẹp văn hóa của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên

Thúy Hồng - 18:45, 14/02/2025

Lễ cúng bến nước (hay giọt nước) là văn hóa truyền thống lâu đời của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên và cũng là một trong những nét đẹp văn hóa còn lưu giữ của đồng bào DTTS tại Tây Nguyên. Đồng bào các dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng, Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglay, Ba Na… cho rằng các vị thần linh đều có tình cảm như con người, cũng vui buồn, giận hờn, biết ghét, biết yêu thương… Cúng thần nhiều lễ vật với tấm lòng thành thì sẽ nhận lại sự giúp đỡ, che chở, ủng hộ, bênh vực tương ứng của các vị thần.

Đồng bào các dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng, Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglai, Ba Na cùng nhau tổ chức lễ cúng giọt nước
Đồng bào các dân tộc Gia Rai, Xơ Đăng, Ê Đê, Tà Ôi, Cơ Tu, Raglay, Ba Na cùng nhau tổ chức Lễ cúng giọt nước tại Làng Văn hóa Du lịch các dân tộc Việt Nam

Lễ cúng bến nước hay cúng giọt nước, hay Tết bến nước, là một trong những nghi lễ quan trọng bậc nhất đối với đồng bào Gia Rai nói riêng và đồng bào các dân tộc sinh sống trên dải đất Tây Nguyên nói chung. Lễ cúng bến nước được tổ chức mỗi năm 1 lần, nhưng có thể vài năm mới tổ chức 1 lần, tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước, buôn làng.

Đồng bào các dân tộc di chuyển xuống bến nước làng dân tộc Gia Rai để thực hiện nghi lễ cúng
Đồng bào các dân tộc di chuyển xuống bến nước làng dân tộc Gia Rai để thực hiện nghi lễ cúng

Sau khi mùa màng kết thúc, chuẩn bị bước vào vụ trồng trọt mới, các buôn làng tổ chức lễ cúng thần nước, vị thần linh thiêng miền đất Tây Nguyên, cầu cho dân làng được khỏe mạnh, ấm no, hạnh phúc và cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt.

Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có mặt tại bến nước tham dự Lễ cúng
Đồng bào các dân tộc Tây Nguyên có mặt tại bến nước tham dự Lễ cúng

Theo quan niệm của đồng bào Gia Rai, Yang Ia (Thần nước) là vị thần cung cấp nguồn nước mát lành, sức khỏe và bình an cho dân làng. Đồng bào tin rằng ở mỗi khúc sông có một vị thần cai quản. Những vị thần cai quản sông nước được người Gia Rai gọi chung là Yang Ia. Cầu Yang Ia ban nguồn nước dồi dào để phục vụ canh tác, sản xuất mùa vụ bội thu, dân làng được ấm no, khỏe mạnh. Xin Yang đừng trách phạt, gây họa cho dân làng khi dân làng thực hiện việc dọn dẹp, vô tình động đến nơi cư ngụ của Yang Ia.

Lễ cúng bến nước được tổ chức mỗi năm một lần, nhưng có thể vài năm mới tổ chức một lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước, buôn làng
Lễ cúng bến nước được tổ chức mỗi năm 1 lần, nhưng có thể vài năm mới tổ chức 1 lần tùy theo điều kiện kinh tế của chủ bến nước, buôn làng

Nằm trong hoạt động tháng 2 “Sắc Xuân trên mọi miền Tổ quốc”, nhóm đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên đang hoạt động hằng ngày tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội) đã cùng nhau tổ chức tái hiện Lễ cúng bến nước do nhóm đồng bào dân tộc Gia Rai đại diện thực hiện.

Lễ vật cúng gồm có: 2 con gà trống, 1 đầu heo, thịt heo, tim, gan...3 ché rượu cần, rượu trắng...
Lễ vật cúng gồm có: 2 con gà trống, 1 đầu heo, thịt heo, tim, gan... 3 ché rượu cần, rượu trắng...

Lễ vật cúng gồm có: 2 con gà trống, 1 đầu heo, thịt heo, tim, gan... 3 ché rượu cần, rượu trắng... thịt heo, gà cắt phần như: Gan được cắt nhỏ mỗi thứ một ít, phần thịt để cúng này để bên cạnh ghè rượu và ly bằng lô ô. Sau khi bài trí xong, thầy cúng lấy nước bằng lô ô đổ xuống ghè và bắt đầu khấn.

Các Thầy cúng làm lễ tại bến nước
Các Thầy cúng làm lễ tại bến nước

Tại bến nước, thầy cúng chính và phụ lễ sẽ đọc các lời cầu khấn với nội dung cảm ơn Yàng đã ban cho dân làng nguồn nước để nuôi sống con người và gia súc, cho cây cối trên rẫy ngoài vườn tốt tươi trĩu bông nặng hạt; cầu xin các vị phù hộ cho dân làng, ban cho dân làng nguồn nước dồi dào, ban cho dân làng sức khỏe, ấm no, mùa màng tươi tốt bội thu...

Sau khi nghi lễ kết thúc bà con sẽ hứng lấy nước
Sau khi nghi lễ kết thúc bà con sẽ hứng lấy nước

Sau khi đọc xong lời cầu khấn, Già làng dùng một que nhỏ khơi thông những cặn bẩn, sau đó, người giúp việc cho Già làng lấy nước đổ vào ghè rượu. Già làng uống đầu tiên rồi sau đó dân làng mới uống. Đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên cùng nhau reo hò niềm vui chung của Lễ cúng bến nước.

Kết thúc lễ cúng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cùng nhau reo hò cùng chung niềm vui buổi lễ đã diễn ra thành công thuận lợi.
Kết thúc lễ cúng, đồng bào các dân tộc Tây Nguyên cùng nhau reo hò cùng chung niềm vui buổi lễ đã diễn ra thành công thuận lợi

Lễ cúng bến nước là một truyền thống tốt đẹp của đồng bào các dân tộc ở Tây Nguyên. Ngoài ý nghĩa tâm linh, Lễ cúng bến nước còn truyền đi thông điệp giáo dục các buôn làng có trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ rừng, đất đai và nguồn nước, bởi từ xa xưa nguồn nước được xem là báu vật của cộng đồng.

Lễ cúng bến nước của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên


Tin cùng chuyên mục
Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Nét đẹp tục “cưới lại vợ mình” của người Hà Nhì ở Y Tý

Tục “zà mì gù lá” nghĩa là “cưới lại vợ mình” của đồng bào Hà Nhì ở xã Y Tý, huyện bát Xát, tỉnh Lào Cai là một tập tục đẹp được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Theo quan niệm của người Hà Nhì, như thế mới trọn nghĩa vẹn tình.