Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no

Tào Đạt - Vàng Ni - 19:30, 23/09/2023

Lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ ở xã Suối Giàng (huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái) là sự tri ân, cảm tạ trời đất, cây chè đã giúp người dân Suối Giàng có một cuộc sống ấm no, hạnh phúc và cầu mong một năm mới mưa thuận, gió hòa, chè ra nhiều búp… Nghi thức tâm linh này này mang trong mình khát vọng vươn lên để có một cuộc sống ấm no của đồng bào dân tộc Mông sinh sống tại mảnh đất này.

Sáng 23/9, người Mông Suối Giàng tổ chức lễ cúng cây chè Shan tuyết cổ thụ theo nghi lễ truyền thống. Buổi lễ năm này cũng nằm trong khuôn khổ Lễ hội trà Shan tuyết "Tinh hoa giữa ngàn mây" lần thứ nhất năm 2023 tại huyện Văn Chấn.

Ngay từ sáng sớm, các thanh niên được lựa chọn đã tập chung trước sân UBND xã Suối Giàng để chuẩn bị khăn áo chỉnh tề cho lễ rước truyền thống.
Cư dân ở Suối Giàng 98% là người Mông. Ngay từ sáng sớm, các thanh niên được lựa chọn đã tập trung trước sân UBND xã Suối Giàng để chuẩn bị khăn áo chỉnh tề cho lễ rước truyền thống.
(Phóng sự ảnh) Lễ cúng cây chè Tổ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no 1
Các cô gái Mông cũng diện lên mình những bộ trang phục rực rỡ nhất để tham dự sự kiện quan trọng của dân tộc mình.
Đồng bào Mông Suối Giàng thường chuẩn bị lễ dâng lên thần linh gồm trà và những và những vật phẩm tự sản xuất được.
Đồng bào Mông Suối Giàng thường chuẩn bị lễ dâng lên thần linh gồm trà và những vật phẩm tự sản xuất được.
Đến giờ quy định, đoàn sẽ rước lễ lên cây chè Shan tuyết cổ thụ
Đến giờ quy định, đoàn sẽ rước lễ lên cây chè Shan tuyết cổ thụ được coi là cây chè tổ xã Suối Giàng.
Đoàn rước thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh, trong đó có cả du khách quốc tế.
Đoàn rước thu hút sự quan tâm của đông đảo nhân dân trong và ngoài tỉnh, trong đó có cả du khách quốc tế.
Người dân tập trung quanh cây chè tổ, cùng nhau dựng một bàn thờ bằng cây tre, trúc, có dán giấy bản, bốn tờ giấy dó màu đỏ có tua giấy ở bốn góc.
Người dân tập trung quanh cây chè tổ, cùng nhau dựng một bàn thờ bằng cây tre, trúc, có dán giấy bản, bốn tờ giấy dó màu đỏ có tua giấy ở bốn góc.
Lễ cúng được bày lên bàn thờ, gồm: Hương, rượu, cơm nếp; bên dưới dưới bàn thờ có một con gà trống đen còn sống. Chủ lễ cúng là già làng hoặc vị cao niên uy tín, đức độ, hiểu biết, thuộc các bài cúng.
Lễ cúng được bày lên bàn thờ, gồm: Hương, rượu, cơm nếp; bên dưới dưới bàn thờ có một con gà trống đen còn sống. Chủ lễ cúng là già làng hoặc vị cao niên uy tín, đức độ, hiểu biết, thuộc các bài cúng.
Trước khi làm lễ, chủ lễ phải tắm nước lá thơm, mặc quần áo truyền thống. Vào lễ cúng, chủ lễ thắp hương, khấn vái trời đất, tổ tiên, thần linh và cây chè tổ rồi cầm con gà trống đen, hướng về phía mặt trời, đọc lời khấn.
Trước khi làm lễ, chủ lễ phải tắm nước lá thơm, mặc quần áo truyền thống. Vào lễ cúng, chủ lễ thắp hương, khấn vái trời đất, tổ tiên, thần linh và cây chè tổ rồi cầm con gà trống đen, hướng về phía mặt trời, đọc lời khấn.
Khấn xong, chủ lễ cắt tiết con gà, lấy tiết bôi lên tờ giấy bản dán ở chính bàn thờ và dán lên đó một túm lông cổ gà. Con gà sau đó được mổ, luộc chín, bày lên bàn thờ, lúc này lễ cúng chính thức được bắt đầu.
Khấn xong, chủ lễ cắt tiết con gà, lấy tiết bôi lên tờ giấy bản dán ở chính bàn thờ và dán lên đó một túm lông cổ gà. Con gà sau đó được mổ, luộc chín, bày lên bàn thờ, lúc này lễ cúng chính thức được bắt đầu.
Đồng bào Mông đến cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng để cầu mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Đồng bào Mông đến cây chè Shan tuyết cổ thụ Suối Giàng để cầu mong về một cuộc sống ấm no, hạnh phúc.
Sau lễ cúng, các cô gái Mông được chọn sẽ trèo lên cây chè Shan tuyết để thu hái.
Sau lễ cúng, các cô gái Mông được chọn sẽ trèo lên cây chè Shan tuyết để thu hái.
Từ lâu, cây chè Shan tuyết giúp người dân ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo. Chè Shan tuyết vừa là niềm tự hào. vừa là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình.
Theo các bậc cao niên, cây chè Shan tuyết hợp với khí hậu, đất đai và nguồn nước ở đây nên xanh tốt và không phải bón phân hay phun thuốc trừ sâu. Các sản phẩm từ giống chè này đã giúp người dân ổn định cuộc sống, xóa đói, giảm nghèo. Chè Shan tuyết vừa là niềm tự hào vừa là nguồn thu nhập chính của các hộ gia đình.
Tại lễ cúng cây chè Tổ, người dân và du khách còn được chứng kiến quy trình xao chè
Tại lễ cúng cây chè tổ, người dân và du khách còn được chứng kiến quy trình sao chè thủ công của người dân tộc Mông.
(Phóng sự ảnh) Lễ cúng cây chè Tổ ở Suối Giàng: Sự tri ân sản vật đã đem lại cuộc sống ấm no 13
Các chàng trai người Mông thi giã bánh dày tại buổi lễ
Những cô gái Mông nhanh tay nặn bánh dày.
Sau khi các chàng trai giã xong, thì các cô gái Mông nhanh tay nặn thành những chiếc bánh dày.
... và thưởng thức những điệu múa, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông mang đậm âm hưởng núi rừng.
Đến với lễ cúng, người dân và du khách còn được thưởng thức những điệu múa, tiếng khèn của đồng bào dân tộc Mông mang đậm bản sắc văn hóa địa phương.

Xã Suối Giàng có trên 500 ha chè Shan tuyết, trong đó có quần thể 400 cây chè trên 100 năm tuổi đã được công nhận là cây di sản Việt Nam. Sản lượng chè búp tươi hàng năm đạt 600 tấn. Năm 2013, sản phẩm chè Suối Giàng đã được Cục sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu độc quyền.

Qua thời gian, những phẩm trà Shan tuyết do người dân và các doanh nghiệp, hợp tác xã nơi đây chế biến đã khẳng định được thương hiệu. Với đa dạng sản phẩm, chất lượng hữu cơ, sản phẩm trà nơi đây đang được phân phối rộng rãi thị trường trong nước và xuất khẩu sang các thị trường Châu Á và Châu Âu.


Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.