Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ cưới truyền thống của người Pa Cô

PV - 10:37, 14/06/2019

Trong chuyến công tác về huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên-Huế, tôi tình cờ được tham dự một lễ cưới của đồng bào Pa Cô ở thôn A Noorr, xã Hồng Kim. Điều làm tôi thực sự bất ngờ chính là những nghi thức, lễ tiết truyền thống trong đám cưới vẫn được bà con giữ gìn.

Cô dâu, chú rể ăn chung miếng cơm nếp để cầu mong hạnh phúc, cuộc sống tốt đẹp hơn. Cô dâu, chú rể ăn chung miếng cơm nếp để cầu mong hạnh phúc, cuộc sống tốt đẹp hơn.

Già làng Lê Văn Yên cho biết, đồng bào Pa Cô luôn xem lễ cưới là nghi lễ quan trọng nhất bởi họ quan niệm rằng “đời người chỉ có một lần”.

Theo phong tục tập quán của người Pa Cô, con trai, con gái đến tuổi dựng vợ, gả chồng, gia đình chuẩn bị các lễ vật tổ chức lễ cưới linh đình. Đối với con trai, lễ vật là tiền, vàng, bạc, bò, heo... Con gái là tấm zèng, gạo, đặc sản, các loại gà, vịt, cá... Số lượng lễ vật tùy theo điều kiện của mỗi gia đình.

Theo truyền thống của người Pa Cô, con trai hay con gái sau một thời gian tìm hiểu yêu đương và quyết định tiến tới hôn nhân phải có trách nhiệm làm lễ báo cáo cho hai bên gia đình. Tiếp đó sẽ là nghi lễ làm đám hỏi để tiến tới nghi lễ chính là đám cưới.

Trong ngày cưới, sáng sớm trước khi đưa con gái về nhà chồng, chủ nhà gái làm nghi lễ xuất gia (Pai a ngôh) và báo cho tổ tiên biết là cháu gái đã đi lấy chồng, mong tổ tiên phù hộ cho sức khỏe, hạnh phúc và gặp nhiều may mắn. Nhà gái mang theo một số lễ vật đại diện như: Zèng, gà luộc, gói xôi, số lượng tùy theo điều kiện của gia đình để tiễn con gái về nhà chồng, ngoài ra, khi về nhà chồng, cô dâu choàng thêm bên ngoài một tấm zèng gọi là “Pâr lang” để tránh những điều xui xẻo trên đường về nhà chồng. Mẹ chồng chờ sẵn tại cổng nhà để đón con dâu, đồng thời cởi luôn tấm zèng từ cô dâu và đeo cho cô chuỗi cườm để đón nhận con dâu hiền. Khi nhà gái sang, nhà trai tiến hành làm lễ nhận thông gia (Pâr xool), từ nay hai bên gia đình trở thành thông gia, giúp đỡ nhau khi khó khăn hoạn nạn và lễ vật đại diện mà nhà gái mang theo cũng được trao luôn cho nhà trai trong nghi lễ này.

Mẹ chú rể cởi tấm zèng "Pâr lang" từ cô dâu đồng thời đeo cho cô dâu chuỗi cườm để thể hiện sự đón nhận con dâu hiền. Mẹ chú rể cởi tấm zèng "Pâr lang" từ cô dâu đồng thời đeo cho cô dâu chuỗi cườm để thể hiện sự đón nhận con dâu hiền.

Trò chuyện cùng với bà con trong thôn, được biết, ngày nay cuộc sống đã văn minh hơn, nhưng người dân vẫn giữ nguyên những nghi lễ truyền thống trong ngày cưới. Điều đáng quý hơn chính là thế hệ trẻ cũng luôn mong muốn lễ cưới của mình sẽ được tổ chức theo nghi thức truyền thống.

Em Hồ Thị Duyên, 23 tuổi cho biết, em đã lấy chồng cách đây một năm và cũng tổ chức theo lễ cưới truyền thống giản dị, mang đậm bản sắc của dân tộc mình.

Trải qua thời gian, lễ cưới truyền thống của người Pa Cô vẫn luôn hiện hữu trong đời sống của người dân, đồng thời, vẫn có những thay đổi để phù hợp hơn với xã hội ngày nay. Bà Lê Thị Thêm, Trưởng Phòng Văn hóa Thông tin huyện A Lưới cho biết, người Pa Cô ngày nay không còn hủ tục thách cưới như ngày xưa, nhưng riêng lễ vật liên quan đến phong tục cưới thì nhà trai phải lo cho bằng được theo số lượng quy định.

HỒNG MINH

Tin cùng chuyên mục
Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Vùng DTTS của Thủ đô trong dòng chảy văn hóa Hà thành: Bồi đắp bản sắc đất trăm nghề (Bài 2)

Là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của cả nước, Hà Nội còn nổi tiếng là vùng đất “bách nghệ” (trăm nghề). Nghề truyền thống của Hà Nội không chỉ là sinh kế mà còn là nơi lưu giữ, kiến tạo nên giá trị văn hóa Hà thành. Hiện nay, vùng đất trăm nghề được bổ sung, bồi đắp thêm bởi những nghề truyền thống độc đáo của đồng bào các DTTS.