Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Phóng sự

Lễ hội A Riêu Piing ở A Bung được tổ chức lại sau 10 năm vắng bóng

Phạm Tiến - 10:25, 14/05/2024

Như một cái duyên, tôi trở lại xã A Bung (huyện Đakrông, Quảng Trị) đúng vào dịp lễ A Riêu Piing đang diễn ra. Sau bao năm gần như bị lãng quên trong cuộc sống hiện đại, lễ hội A Riêu Piing ở A Bung tiếp tục được tổ chức vẫn mang đậm bản sắc văn hóa truyền thống đồng bào Pa Cô (dân tộc Tà Ôi), đặc biệt là âm thanh vang vọng, rộn rã của tiếng cồng, tiếng chiêng- điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing.

Sau gần 10 năm lễ A Riêu Piing của người Pa Cô ở A Bung (Đakrông, Quảng Trị) lại được tổ chức, mang lại niềm vui phấn khởi trong Nhân dân
Sau gần 10 năm lễ A Riêu Piing của người Pa Cô ở A Bung (Đakrông, Quảng Trị) lại được tổ chức, mang lại niềm vui phấn khởi trong Nhân dân

Đã hơn 10 năm nay, đồng bào Pa Cô ở A bung mới tổ chức lễ A Riêu Piing (lễ cải táng). Theo phong tục truyền thống, A Riêu Piing là lễ hội cải táng cho người đã khuất. Trong 3 ngày diễn ra lễ A Riêu Piing, tiếng cồng tiếng chiêng không ngơi nghỉ, vang vọng cả khoảng trời A Bung. Đây là dịp người Pa Cô thể hiện lòng hiếu thảo với tổ tiên, qua đó người Pa Cô cầu mong cho dân làng có cuộc sống ổn định, không ốm đau, bệnh tật..

Vừa chuẩn bị vật phẩm cho lễ, Già làng dân tộc Pa Kô Hồ Văn Đô ở bản La Hót, xã A Bung vừa chia sẻ: Lễ hội A Riêu Piing là phong tục duy nhất chỉ có ở những nơi đồng bào Pa Kô sinh sống. Vào ngày lễ hội, cả làng cùng thực hiện lễ cải táng, xây lại lăng mộ cho các bậc tổ tiên, người đã khuất, chứ không làm riêng theo dòng họ hay gia đình

(Bài KH): A Bung, vang vọng tiếng cồng chiêu 1
Đội cồng chiêng thôn A Bung tập luyện để phục vụ lễ A Riêu Piing

Theo già Hồ Văn Đô, vào ngày đầu của lễ hội, người Pa Cô ở A Bung tụ họp cùng nhau làm một ngôi nhà ngay giữa trung tâm, nơi tổ chức lễ hội. Ngôi nhà này có tên gọi là Ân Trạp, là nơi để tro cốt của người đã khuất và những đồ cúng tế. Các nghi lễ trong lễ hội Ariêu piing diễn ra rất quy nghi.

Vui nhất là trong ngày diễn ra phần hội, các Ra Gioóc (người dân ở các bản xung quanh) trong bộ quần áo truyền thống, cùng các loại nhạc cụ như tù và, cồng chiêng, trống... nhảy múa từ đầu bản hướng về phía ngôi nhà trung tâm hát hò vui nhộn. Nhiều trò chơi, cuộc thi văn hóa, thể thao dân tộc truyền thống được diễn ra. Những thanh niên khỏe mạnh thì tham gia cuộc thi đẩy gậy. Những người khéo léo tham gia cuộc thi bắn nỏ, dệt thổ cẩm, nấu ăn...

Những ngày diễn ra lễ hội, các thành viên đội cồng chiêng thôn A Bung (thành lập năm 2022) và đội cồng chiêng thôn Cu Tài 2 (thành lập năm năm 2023) thường làm việc hết công suất. Bởi tiếng cồng, tiếng chiêng là tiếng lòng của đồng bào, là điểm nhấn quan trọng trong lễ hội A Riêu Piing ở A Bung.

(Bài KH): A Bung, vang vọng tiếng cồng chiêu 2
Tiếng cồng chiêng trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu của người Pa Cô

Ngày cuối là ngày thể hiện nét tâm linh, đồng bào đưa tiễn hương hồn tổ tiên về nơi an nghỉ cuối cùng. Đan xen giữa các hoạt động trong lễ A Riêu Piing vẫn là tiếng cồng chiêng, tiếng trống vang lên không ngơi nghỉ.

Bà Hồ Thị Mụp một người có tâm huyết với cồng chiêng ở A Bung chia sẻ, cho dù sự phát triển mạnh mẽ về mọi mặt trong đời sống kinh tế- xã hội kéo theo nhiều phong tục, bản sắc văn hóa của đồng bào cũng ít nhiều mai một, nhưng bao đời nay, người Pa Cô ở A Bung vẫn lưu truyền và sử dụng tiếng cồng tiếng chiêng trong các dịp lễ, tết của đất nước, của người Pa Cô.

"Để góp phần giữ gìn cho tiếng cồng chiêng luôn vang vọng, bà cũng nỗ lực truyền dạy cách sử dụng cồng chiêng cho thế hệ trẻ để nối tiếp. Nếu không, tiếng cồng tiếng chiêng sẽ thất truyền, sẽ không còn vang vọng trong những đêm hội”, bà Hồ Thị Mụp cho biết thêm

Bà Mụp cũng phấn khởi thông tin thêm: “Sắp tới xã A Bung sẽ thành lập thêm 5 đội cồng chiêng ở các thôn. Rồi đây, tiếng cồng tiếng chiêng sẽ còn vang vọng mãi ở khoảng trời A bung chú ạ”.

Tin cùng chuyên mục
Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

Xây dựng Nông thôn mới ở các huyện vùng cao Nghệ An - Khó khăn trăm bề: Nhìn từ huyện “trắng” xã NTM (Bài 1)

LTS: Ở những bản làng vùng cao đã đạt chuẩn xây dựng Nông thôn mới sẽ là bộ mặt khang trang, sạch đẹp; đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng lên… Nhưng, mảng màu sáng ấy lại như những nét chấm nhỏ trên bản đồ nông thôn mới các huyện miền núi xứ Nghệ. Bởi còn quá nhiều vùng đất mà sự đầu tư, hỗ trợ từ chương trình xây dựng Nông thôn mới chưa vươn tới và phủ hết…