Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Đăk Tô (Kon Tum): Tổ chức Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS

Ngọc Chí - 08:12, 20/04/2024

Sáng 19/4, huyện Đăk Tô (Kon Tum) tổ chức Khai mạc Hội thi cồng chiêng, xoang các DTTS lần thứ II, năm 2024.

Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thi
Ban tổ chức tặng hoa và cờ lưu niệm cho các đội tham gia hội thi

Tham gia Hội thi có 9 đội, với gần 300 nghệ nhân đến từ các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Các đội thi sẽ tham gia trình diễn tiết mục cồng chiêng, múa xoang; hòa âm nhạc cụ truyền thống của đồng bào các DTTS, như: Đàn T’rưng, đàn Đinh pút, đàn Ting ning… Các nghệ nhân đã mang đến cho người xem những nghi thức độc đáo, tái hiện lễ hội tiêu biểu của cộng đồng; trình diễn cồng chiêng, xoang, nhạc cụ dân tộc điêu luyện, uyển chuyển, hài hòa và hát những bài hát dân ca với ca từ, chất liệu mộc mạc thể hiện tình yêu đôi lứa, tình đoàn kết cộng đồng của mỗi dân tộc.

Ông Sa Phương - Phó Chủ tịch UBND huyện Đăk Tô cho biết: Trong những năm qua, huyện đã triển khai rất nhiều hoạt động bảo tồn, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa cồng chiêng Tây nguyên. Trong đó, huyện chú trọng công tác truyền dạy, sưu tầm và hỗ trợ cồng chiêng, trang phục truyền thống cho các thôn, làng đồng bào DTTS.

Các đội tham gia trình diễn cồng chiêng, múa xoang tại hội thi
Các đội tham gia trình diễn cồng chiêng, múa xoang tại hội thi

"Huyện Đăk Tô có 17 dân tộc anh em cùng sinh sống, trong đó có 16 DTTS, chiếm trên 55% dân số toàn huyện. Mỗi dân tộc có một bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán riêng. Hội thi nhằm đẩy mạnh công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn huyện; nâng cao lòng tự hào về bản sắc văn hóa dân tộc, ý thức bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống nói chung, di sản văn hóa cồng chiêng, múa xoang nói riêng, nhất là trong thế hệ trẻ. Đồng thời tạo môi trường giao lưu, giới thiệu, quảng bá giá trị di sản văn hóa truyền thống các DTTS trên địa bàn đến với bạn bè trong và ngoài huyện, góp phần phát triển kinh tế du lịch tại địa phương", ông Sa Phương cho biết thêm.

Sau Hội thi, Ban Tổ chức sẽ tuyển chọn những nghệ nhân xuất sắc tham gia tập luyện, hoàn thiện và nâng cao nghệ thuật trình diễn để chuẩn bị tham gia Hội thi cồng chiêng, xoang tỉnh Kon Tum.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.