Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Bà Thu Bồn được công nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia

Lam Anh (t/h) - 14:24, 14/03/2022

Nằm trong chuỗi các sự kiện chào đón Năm Du lịch Quốc gia 2022, sáng 14/3, tỉnh Quảng Nam tổ chức Lễ đón nhận Bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia Lễ hội Bà Thu Bồn, một trong những nghi lễ văn hóa, tâm linh mang đậm dấu ấn đời sống tín ngưỡng dân gian của cư dân gắn với sông Thu Bồn lớn nhất tỉnh Quảng Nam.

Trao bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Bà Thu Bồn cho địa phương (ảnh: Phi Thành)
Trao bằng chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia đối với lễ hội Bà Thu Bồn cho địa phương (ảnh: Phi Thành)

Là Lễ hội mang màu sắc tín ngưỡng dân gian được truyền lại qua bao đời nhằm thể hiện lòng thành kính, tôn vinh, tri ân công đức của Bà Thu Bồn và các vị tiền nhân trong công cuộc mở cõi, lập làng, tạo cơ sở và điều kiện cho các thế hệ kế tiếp an cư lạc nghiệp, ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời, thể hiện tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Chăm, Cơ Tu, Kinh sinh sống vùng thượng lưu sông Thu Bồn.

Lễ hội được Nhân dân xã Duy Tân tổ chức hằng năm từ ngày mùng 10 - 12/2 Âm lịch, với nhiều lễ, hội đặc sắc.

Phần lễ có lễ Bài trí, lễ Rước sắc, Rước nước, lễ Đại tế, lễ Hoàn sắc. Phần hội có giải bóng chuyền, đua thuyền, hô hát bài chòi, trưng bày sản phẩm OCOP và các sản vật quê hương, hội thi Nữ công gia chánh, biểu diễn của Đoàn dân ca kịch, thả hoa đăng.

 Lễ rước sắc trong lễ hội Bà Thu Bồn. (Ảnh: Phi Thành)
Lễ rước sắc trong lễ hội Bà Thu Bồn. (Ảnh: Phi Thành)

Phát biểu tại buổi lễ, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Trần Văn Tân nhấn mạnh, Lễ hội Bà Thu Bồn được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia, một hình thái văn hóa phi vật thể tín ngường thờ mẫu có quy mô lớn nhất tỉnh Quảng Nam. Đây là sự kiện rất quan trọng trong Năm Du lịch Quốc gia năm 2022, ghi nhận sự nỗ lực của người dân và chính quyền các địa phượng nỗ lực bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa lịch sử trong nhiều năm qua.

Những đóng góp của nghệ nhân, người dân đã nỗ lực giữ gìn và phát huy giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng dân gian được lưu truyền từ ngàn đời. Lễ hội độc đáo Bà Thu Bồn được người dân Duy Tân duy trì, tổ chức hằng năm đã nâng cao đời sống văn hóa tinh thần cho cộng đồng dân cư sống dọc theo hai bên bờ sông Thu Bồn và là sợi dây cố kết cộng đồng, cùng nhau vượt qua khó khăn của thiên tai, chiến thắng địch họa, xây dựng quê hương phát triển.

Tương truyền, Bà là nữ tướng người Chăm xinh đẹp, có tài điều binh khiển tướng, từng chinh chiến nhiều trận mạc. Trong một lần giao chiến, đến lúc thế cùng lực kiệt, Bà gieo mình xuống dòng sông để tuẫn tiết, xác Bà trôi theo dòng nước về dưới miền xuôi. Thời nhà Nguyễn, Bà Thu Bồn được ban sắc phong là “Mỹ đức thục hạnh Bô Bô phu nhân thượng đẳng thần”.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.