Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Bảo tồn bãi đá cổ gần dinh Bà Thu Bồn

Nguyệt Anh (T/h) - 08:45, 11/08/2021

Một bãi đá cổ với hàng chục phiến đá có nhiều ký tự nằm gần nằm ở khu rừng phía trong đèo Phường Rạnh (gần khu di tích dinh (lăng) Bà Thu Bồn, xã Quế Trung, huyện Nông Sơn, Quảng Nam) vừa được phát hiện, chính quyền đang lên phương án bảo tồn.

Bãi đá có các phiến đá khắc nhiều ký tự được cho là chữ Nho - Ảnh: V.L
Bãi đá có các phiến đá khắc nhiều ký tự được cho là chữ Nho - Ảnh: V.L

Được biết trước đây, chính quyền địa phương đã đến đây khảo sát sơ bộ bãi đá cổ và mới đây tiến hành kiểm đếm, khảo sát, vẽ lại tọa độ ở khu vực này.

Theo những người cao tuổi tại địa phương cho biết, những phiến đá này lúc xưa được người dân đục đẽo để khắc ký tự phục vụ làm công trình dinh Bà Thu Bồn (từ thế kỷ 16-18), bởi hiện ở dưới dinh Bà vẫn còn những tảng đá dạng như thế này.

Trên những phiến đá đó khắc các ký tự (theo người dân địa phương có thể là chữ Nho), đại khái ký hiệu về phương hướng như Đông, Tây, Nam, Bắc và một số nội dung khác.

Hiện tại, huyện Nông Sơn đang xây dựng phương án bảo tồn bãi đá này trình Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch kiểm tra, xem xét, khảo cổ về niên đại, cho ý kiến thêm về phương án bảo tồn. Có hai phương án bảo tồn được chính quyền địa phương đưa ra: Một là di dời số đá này về dinh Bà Thu Bồn để trưng bày hoặc khoanh vùng bãi đá này để bảo tồn, sắp xếp lại thành một quần thể tạo thành một điểm tham quan, du lịch.

Dinh Bà Thu Bồn nằm bên dòng sông Thu Bồn được xây dựng từ rất lâu. Nơi đây hằng năm có Lễ hội truyền thống Bà Thu Bồn, lễ hội này đã được đón Bằng công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia vào tháng 3/2021.

Những ký tự trên các phiến đá:

Bảo tồn bãi đá cổ gần dinh Bà Thu Bồn 1
Bảo tồn bãi đá cổ gần dinh Bà Thu Bồn 2
Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Tạo “sân chơi ” cho người trẻ (Bài 2)

Thú chơi đồ cổ không chỉ góp phần lưu giữ những giá trị văn hóa của dân tộc mà còn góp phần giáo dục thế hệ trẻ về những truyền thống tốt đẹp, những tinh hoa mà cha ông để lại. Chính vì vậy, việc tạo ra những sân chơi cho các nhà sưu tầm cổ vật và tạo hành lang pháp lý rõ ràng cho hoạt động mua bán cổ vật sẽ giúp những người trẻ trở thành "cánh tay nối dài"của ngành di sản văn hóa nước nhà.