Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Chợ tình Khâu Vai 2018

PV - 10:17, 24/04/2018

Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ diễn ra trong 02 ngày 11-12/5 (tức ngày 26-27/3 âm lịch) tại thị trấn Mèo Vạc và xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.

baodantoc_chotinhkhauvai

Lễ hội Chợ tình Khâu Vai năm 2018 sẽ có nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn như: Hội thi Họa mi hót, thi rót nước, địu nước, tung còn tại sân Mê cung đá; nghe hát đối giao duyên, Hội thi làm bánh dày, giao lưu các món ẩm thực, Lễ dâng hương miếu Ông, miếu Mà tại xã Khâu Vai.

Đến với Lễ hội, du khách sẽ được trải nghiệm các hoạt động như: Hóa thân thành các chàng trai, cô gái người dân tộc địa phương cưỡi ngựa về Chợ tình tìm bạn; trải nghiệm nét sinh hoạt văn hóa của dân tộc Giáy tại thôn Tát Ngà, xã Tát Ngà; thăm quan những giá trị địa chất mới được khám phá tại Mê cung đá ở hai xã Lũng Pù, Khâu Vai và Trái tim đá, vách đá thần ở khu vực Mã Pì Lèng …

Chợ tình Khâu Vai còn gọi là chợ Phong lưu có lịch sử từ gần 100 năm nay. Theo một số tài liệu, chợ có từ những năm 1919. Chợ nằm ở xã Khâu Vai, huyện Mèo Vạc, Hà Giang. Chợ chỉ họp mỗi năm một lần vào ngày 27 tháng 3 âm lịch. Đây là dịp để người ta tìm đến nhau, sau một năm (cũng có thể là nhiều năm) xa cách, chủ yếu là những người có mối tình trắc trở, không lấy được nhau.

Lễ hội chợ tình Khâu Vai được tổ chức nhằm bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang; tái hiện những bản sắc văn hóa của đồng bào nơi công viên địa chất toàn cầu Cao nguyên đá Đồng Văn, góp phần xây dựng và phát triển những chuẩn mực đạo đức xã hội, gia đình, tình yêu đôi lứa. Lễ hội, mang đậm tính nhân văn cao đẹp truyền thống của đồng bào.

PV

Tin cùng chuyên mục
Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Tuyên Quang: Ưu tiên phát triển toàn diện đối với các dân tộc có khó khăn đặc thù

Cùng với Hà Giang thì Tuyên Quang là địa phương có đồng bào dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung đông nhất cả nước. Đây là một trong 14 dân tộc rất ít người, có khó khăn đặc thù theo Quyết định số 1227/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về danh sách các dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, có khó khăn đặc thù giai đoạn 2021 - 2025. Từ các chương trình, chính sách dân tộc, nhất là Chương trình MTQG 1719, tỉnh Tuyên Quang đã ưu tiến bố trí nguồn lực, để đầu tư, hỗ trợ nhằm phát triển toàn diện những địa bàn có dân tộc Pà Thẻn sinh sống tập trung.