Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Tìm trong di sản

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 sẽ được tổ chức vào cuối tháng 1

Việt Cường - 19:27, 18/01/2023

Theo kế hoạch, phần Lễ chính thức của Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình năm 2023 sẽ được tổ chức vào ngày 29/1/2023 (mùng 8 tháng Giêng năm Quý Mão), tại Sân vận động xã Phong Phú, huyện Tân Lạc, tỉnh Hòa Bình.

Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình được quảng bá tại Chương trình nghệ thuật đặc sắc Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường năm 2022, nhân sự kiện tỉnh đón Bằng công nhận Di sản sản hóa phi vật thể quốc gia đối với Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường
Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường Hòa Bình được quảng bá tại Chương trình nghệ thuật đặc sắc Hòa Bình - Thanh âm xứ Mường năm 2022, nhân sự kiện tỉnh đón Bằng công nhận Di sản sản hóa phi vật thể quốc gia đối với Tri thức dân gian Lịch tre và Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường

Được bắt đầu từ ngày 27/1/2023, Ban Tổ chức Lễ hội sẽ tiến hành tổ chức các hoạt động như: Thi đấu các môn thể thao dân tộc; khai mạc phiên Chợ đêm, trưng bày các gian hàng, khai mạc Hội Báo Xuân và tổ chức thi vòng sơ khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường.

Phần Lễ chính thức được diễn ra vào ngày 29/1/2023, với các hoạt động chính như: Trao bằng di sản “Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”; hòa tấu Chiêng Mường; Chương trình nghệ thuật chào mừng; Nghi thức xuống đồng… Phần hội sẽ diễn ra các hoạt động như: Thi đấu giải cúp bóng chuyền Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa bình, thi đấu các môn thể thao dân tộc và trò chơi dân gian như ném còn, đánh mảng, đánh cù, đánh đu, bắn nỏ, đi cầu trên dây, bóng chuyền; chấm gian hàng trưng bày các sản phẩm, đồ dùng thủ công truyền thống và Thi vòng chung khảo trình diễn trang phục dân tộc Mường.

Đây là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình
Đây là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình

Đặc biệt, để đón nhận Bằng di sản “Lễ hội Khai hạ dân tộc Mường tỉnh Hòa Bình”, màn Dấng chiêng, diễn xướng gọi hồn chiêng; hòa tấu chiêng Mường được tổ chức với sự tham gia của 500 diễn viên, nghệ nhân đến từ 16 xã, thị trấn của 4 huyện: Tân Lạc, Lạc Sơn, Cao Phong và Kim Bôi.

Nhân dân các vùng Mường trong tỉnh còn gọi Lễ hội Khai hạ với một số tên như: Khuống mùa, Thuống mùa, Thuống tồng, Xuống đồng. Di sản hiện có ở nhiều nơi đồng bào dân tộc Mường sinh sống, tiêu biểu và đậm nét hơn là ở các huyện: Tân Lạc (Mường Bi), Lạc Sơn (Mường Vang), Cao Phong (Mường Thàng), Kim Bôi (Mường Động).

Lễ Khai hạ xứ Mường Hòa Bình được tổ chức long trọng vào mỗi tháng Giêng hằng năm
Lễ Khai hạ xứ Mường Hòa Bình được tổ chức long trọng vào mỗi tháng Giêng hằng năm

Đây là lễ hội truyền thống đã có từ rất lâu đời và là lễ hội dân gian truyền thống lớn nhất của người Mường tỉnh Hòa Bình, gắn với nền sản xuất nông nghiệp lúa nước, mang nhiều dấu ấn của nền văn minh Việt cổ. Đồng thời là hoạt động văn hóa - tín ngưỡng không thể thiếu của đồng bào Mường ở Hòa Bình.

Lễ hội mang ý nghĩa tôn kính các vị thần linh, tưởng nhớ những người đã có công lập đất, lập Mường và cầu mong một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, vạn vật sinh sôi phát triển, cuộc sống ấm no, hạnh phúc, những điều tốt đẹp đến với người dân, xóm, bản. Lễ hội còn là nơi gặp gỡ, giao lưu để thắt chặt thêm tình đoàn kết cộng đồng.

Tin cùng chuyên mục
Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Hồn dân tộc nhìn từ cổ vật: Khi người trẻ đam mê cổ ngoạn (Bài 1)

Đam mê sưu tầm, lưu giữ các cổ vật văn hóa, những người trẻ với tư duy mới không giữ khư khư những bộ sưu tập cổ vật quý giá trong cánh cửa gia đình mình mà họ đã mang đi trưng bày, giới thiệu và chia sẻ với đông đảo công chúng để mọi người hiểu hơn, biết trân trọng hơn giá trị di sản của cha ông để lại.