Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ hội Tháp Bà Ponagar tại Khánh Hòa

PV - 14:12, 03/05/2018

Lễ hội Tháp Bà Ponagar sẽ diễn ra từ ngày 5 đến 8/5/2018 (tức từ ngày 20 đến 23/3 âm lịch) tại khu di tích Tháp Bà Ponagar, Khánh Hòa.

Ảnh minh họa - Internet Ảnh minh họa - Internet

 

Du khách có thể đến đây để khám phá vẻ đẹp của địa điểm du lịch – quần thể kiến trúc Chăm Pa đồ sộ và những nét đẹp văn hóa của đồng bào Chăm tại lễ hội Tháp Bà Ponagar.

Lễ hội Tháp Bà diễn ra hàng năm tại di tích lịch sử - văn hóa quốc gia Tháp Bà Ponagar, trên đồi Cù Lao, thuộc phường Vĩnh Phước, thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. Ngoài người Chăm ở Ninh Thuận, Bình Thuận tham gia lễ hội, còn có sự tham gia của người Kinh (Việt) và một số dân tộc thiểu số khác ở các tỉnh thuộc khu vực miền Trung và Tây Nguyên: Đà Nẵng, Quảng Nam, Phú Yên, Đắc Lắc, Gia Lai, Lâm Đồng, Thừa Thiên - Huế ...

Nữ thần Ponagar là Mẹ xứ sở của người Chăm, có tên gọi đầy đủ là Yang Po Inu Nagar. Vốn mang trong mình tâm thức thờ Mẫu, khi người Việt vào sinh sống ở vùng đất Khánh Hòa (khoảng năm 1653) đã “tiếp biến” tín ngưỡng này và gọi là Thiên Y A Na Thánh Mẫu.

Lễ hội năm nay sẽ diễn ra với các hoạt động như: Lễ thay y Mẫu; lễ thả hoa đăng trên sông Cái với nghi thức rước kiệu đi qua khu dân cư; lễ cầu Quốc thái dân an; khai mạc lễ hội; lễ cúng Ngọ; lễ dâng hương Mẫu; lễ tế cổ truyền; lễ khai diên và lễ tôn vương.

Cùng với đó là các hoạt động dâng hương, hát văn, múa bóng lễ Mẫu của các đoàn hành hương; biểu diễn hát bội, các trò chơi dân gian, trình diễn kỹ thuật dệt vải, làm gốm của đồng bào Chăm…

Theo Chính phủ

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.