Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lễ khai Xuân Tam Chúc năm 2022

PV - 19:11, 12/02/2022

Ngày 12/2 (tức 12 tháng Giêng), Giáo hội Phật giáo Việt Nam phối hợp UBND tỉnh Hà Nam, Ban Quản lý Khu du lịch Chùa Tam Chúc tổ chức Lễ khai Xuân Tam Chúc năm 2022.

Nghi thức rước nước tại Lễ khai Xuân chùa Tam Chúc năm 2022
Nghi thức rước nước tại Lễ khai Xuân chùa Tam Chúc năm 2022

Theo Ban tổ chức, do tình hình dịch Covid-19, nên Lễ khai Xuân chùa Tam Chúc Xuân Nhâm Dần 2022 không tổ chức các hoạt động phần hội, chỉ tổ chức các nghi lễ tâm linh khai Xuân với các nghi lễ chính như: tổ chức lễ rước nước từ hồ Tam Chúc lên chùa Ngọc - đây là nghi thức tâm linh thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Phật, thần, thánh, Mẫu với ước muốn cầu mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu của cư dân nông nghiệp; tổ chức lễ dâng hương và dâng lục cúng cầu nguyện quốc thái dân an.

Nghi thức khai Xuân chùa Tam Chúc
Nghi thức khai Xuân chùa Tam Chúc

Mặc dù lượng du khách đến tham quan, chiêm bái tại chùa khá đông, nhưng công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại đây được Ban tổ chức thực hiện nghiêm túc, đúng quy định. Các du khách đến chùa đều được nhân viên hướng dẫn, tuyên truyền, nhắc nhở thực hiện các biện pháp phòng dịch theo quy tắc 5K của Bộ Y tế. Vì thế, không khí lễ chùa đầu năm tại đây diễn ra trật tự, an toàn.

Các nghi thức khai Xuân Tam Chúc được phục dựng lại câu chuyện cách đây 1.000 năm trên tuyến đường hành hương kết nối di sản: Chùa Vàng-Tràng An-Cố đô Hoa Lư-chùa Bái Đính-Vân Long (Ninh Bình)-chùa Đồng Tâm (Hòa Bình)-chùa Tam Chúc (Hà Nam)-chùa Hương Sơn-Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội).

Màn trống hội tại Lễ khai Xuân chùa Tam Chúc
Màn trống hội tại Lễ khai Xuân chùa Tam Chúc

Đây là sự kiện văn hóa, tôn giáo quan trọng vào dịp Tết đến, Xuân về nhằm giới thiệu, quảng bá với du khách trong và ngoài nước về những giá trị văn hóa, truyền thống của dân tộc, nét độc đáo tại lễ hội, cũng như bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa của địa phương.

Chùa Tam Chúc là một trong những điểm đến hấp dẫn trong hành trình kết nối di sản văn hóa tâm linh, thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước về với Hà Nam./.

Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Bảo tồn nghệ thuật hát Aday của đồng bào Khmer

Hát Aday- Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia của đồng bào dân tộc Khmer vùng Nam Bộ nói chung, tỉnh Hậu Giang nói riêng là loại hình nghệ thuật trình diễn dân gian đặc sắc, có từ lâu đời. Nhằm bảo tồn, phát huy nghệ thuật trình diễn hát Aday, tỉnh Hậu Giang đã và đang ưu tiên nguồn kinh phí để các địa phương, nghệ nhân thực hiện những hoạt động thiết thực đối với loại hình nghệ thuật này.