Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Lên Thèn Chu Phìn vui hội Gầu tào của đồng bào Mông

Chí Tín - Vũ Mừng - 01:05, 27/02/2024

Với mục đích bảo tồn, phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trên địa bàn, Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: “Sắc xuân biên giới” đã diễn ra tại xã Thèn Chu Phìn, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang vào trung tuần tháng 2 vừa qua. Lễ hội thu hút sự tham gia của đông đảo Nhân dân trong và ngoài xã.

Thèn Chu Phìn là xã biên giới, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 14 km về phía bắc. Đây là địa bàn cư trú của 386 hộ với 1821 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Nùng được chia làm 4 thôn Nậm Dế, Cáo Phìn, Lùng Chin Hạ, Lùng Chin Thượng.
Thèn Chu Phìn là xã biên giới, cách trung tâm huyện Hoàng Su Phì 14 km về phía bắc. Đây là địa bàn cư trú của 386 hộ với 1821 nhân khẩu đồng bào dân tộc Mông và Nùng; Thèn Chu Phìn có 4 thôn Nậm Dế, Cáo Phìn, Lùng Chin Hạ, Lùng Chin Thượng.
Trong đời sống của dân tộc Mông họ đặc biệt yêu thích
Trong đời sống đồng bào Mông đặc biệt yêu thích "Hội chơi đồi hay hội chơi núi mùa xuân" mà tiếng Mông gọi là Gầu tào (gruôv taox). Đây là một hình thức sinh hoạt tín ngưỡng mà bên cạnh phần lễ, phần hội mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông qua các sinh hoạt cộng đồng
Gầu Tào được tổ chức với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Vào dịp mở lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Mông trong bản đi làm ăn, đi công tác xa nay có dịp về hội tụ với gia đình, người dân và về với bản làng để tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, vào một mùa vụ canh tác, sản xuất chăn nuôi mới.
Gầu Tào được tổ chức với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Vào dịp mở lễ hội Gầu Tào cũng là dịp để mỗi người con dân tộc Mông trong bản đi làm ăn, đi công tác xa nay có dịp về hội tụ với gia đình, người dân và về với bản làng để tụ họp, vui chơi chuẩn bị bước vào một năm mới, vào một mùa vụ canh tác, sản xuất chăn nuôi mới.
Lễ hội được chia làm 2 phần, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nghi lễ chính là lễ dựng cây nêu. Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất. Cây nêu được trồng trên bãi đất rộng, bằng phẳng. Ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông - là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, cũng là hướng của Mặt Trời với mong ước mùa màng bội thu.
Lễ hội được chia làm 2 phần, gồm: Phần lễ và phần hội. Phần lễ diễn ra với nghi lễ chính là lễ dựng cây nêu. Cây nêu trong Lễ hội Gầu Tào mang biểu tượng cây thiêng nối trời với đất. Cây nêu được dựng trên bãi đất rộng, bằng phẳng. Ngọn cây nêu bao giờ cũng hướng về hướng Đông - là hướng sinh với mong muốn cầu sinh con, cũng là hướng của mặt trời với mong ước mùa màng bội thu.
Lễ cúng cây nêu có các lễ vật là gà, rượu, cơm, giấy. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã để kính báo thần linh tổ chức lễ hội.
Lễ cúng cây nêu có các vật phẩm là gà, rượu, cơm, giấy. Chủ lễ thắp hương, đốt tiền mã kính báo thần linh về việc tổ chức lễ hội.
Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.
Lễ cúng được tổ chức với mong ước trời đất, thần linh phù hộ cho bản làng yên vui, năm mới mùa màng bội thu, mưa thuận gió hòa, cầu chúc cho mọi người, mọi nhà yên vui, khỏe mạnh, ăn nên làm ra, chăn nuôi sinh sôi, trồng trọt được mùa.
Sau nghi thức dựng cây nêu, đến phần hội, các chàng trai cô gái, người già trẻ nhỏ bản Mông cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn. Trong văn hóa của người Mông, tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội của người Mông.
Sau nghi thức dựng cây nêu, đến phần hội, các chàng trai cô gái, người già trẻ nhỏ cùng nắm tay nhau múa vòng theo nhịp khèn. Trong văn hóa của người Mông, tiếng khèn thể hiện tâm linh, tín ngưỡng truyền thống, là vật linh thiêng trong các nghi lễ, lễ hội của người Mông.
Đến với Lễ hội Gầu Tào xã Thèn Chu Phìn, du khách còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trải nghiệm các gian hàng được bày bán với các sản vật truyền thông của địa phương tự sản xuất ra. Nơi đây có tiềm năng du lịch rất đa dạng, đến đây du khách có thể được tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống; dịch vụ du lịch cộng đồng; các điểm săn mây...
Đến với Lễ hội Gầu Tào xã Thèn Chu Phìn, du khách còn được thưởng thức những tiết mục văn nghệ đặc sắc, mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc Mông. Trải nghiệm các gian hàng được bày bán với các sản vật truyền thông của địa phương tự sản xuất ra. Nơi đây có tiềm năng du lịch rất đa dạng, đến đây du khách có thể được tham quan, tìm hiểu làng nghề truyền thống; dịch vụ du lịch cộng đồng; các điểm săn mây...
Các hoạt động như múa khèn, ném pao, thăm các gian hàng ẩm thực, văn hóa và cổ vũ các môn thể thao dân tộc, giã bánh dày... cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc khác của người dân Thèn Chu Phìn cũng thu hút rất đông sự tham gia của người dân trong và ngoài địa phương.
Các hoạt động như múa khèn, ném pao, thăm các gian hàng ẩm thực, văn hóa và cổ vũ các môn thể thao dân tộc, giã bánh dày... cùng các hoạt động văn hóa đặc sắc khác của người dân Thèn Chu Phìn cũng thu hút rất đông sự tham gia của người dân trong và ngoài địa phương.
Ông Dương Minh Du, Chủ tịch UBND xã Thèn Chu Phìn cho biết: Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của nhân dân địa phương Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: Sắc xuân biên giới còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Ông Dương Minh Du, Chủ tịch UBND xã Thèn Chu Phìn cho biết: Không chỉ đáp ứng nguyện vọng và đời sống tâm linh của nhân dân địa phương Lễ hội Gầu Tào với chủ đề: Sắc xuân biên giới còn góp phần xây dựng đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh và tạo được không khí vui tươi, phấn khởi cho nhân dân trong những ngày đầu Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Hội Gầu Tào là lễ hội lớn, quy mô cộng đồng, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc Mông và cũng là dịp nam nữ diện quần áo đẹp, vui chơi cùng chúng bạn, gặp gỡ người yêu...Đây là một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, với đủ loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian của người Mông, được cấp ủy, chính quyền xã Thèn Chu Phìn đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát triển.
Hội Gầu Tào là lễ hội lớn, quy mô cộng đồng, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của đồng bào dân tộc Mông và cũng là dịp nam nữ diện quần áo đẹp, vui chơi cùng chúng bạn, gặp gỡ người yêu...Đây là một nét sinh hoạt văn hoá đặc sắc, với đủ loại hình văn hoá nghệ thuật dân gian của người Mông, được cấp ủy, chính quyền xã Thèn Chu Phìn đặc biệt quan tâm giữ gìn và phát triển.
Tin cùng chuyên mục
Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Bảo tồn và phát huy nghề thủ công truyền thống của các DTTS ở Kon Tum

Cộng đồng các dân tộc thiểu số (DTTS) ở Kon Tum có rất nhiều nghề thủ công truyền thống độc đáo, gắn liền với phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ, sinh hoạt đời sống cộng đồng, mang đậm nét văn hóa truyền thống. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập và phát triển, cũng có không ít nghề truyền thống đứng trước nguy cơ mai một. Trước thực tế này, cùng với nguồn lực đầu tư của Nhà nước, nhiều nghệ nhân ở các bản làng, bằng nhiều cách đã quyết tâm gìn giữ và truyền lửa đam mê cho thế hệ trẻ mai sau.