Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sản phẩm - Thị trường

Liên kết tiêu thụ sản phẩm: Giải pháp gỡ khó cho sản xuất nông nghiệp Lào Cai

Trọng Bảo - 15:13, 13/05/2020

Do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, các cơ sở hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Lào Cai bị ảnh hưởng khiến nhu cầu sử dụng các sản phẩm nông nghiệp giảm mạnh. Trước những khó khăn này, ngành Nông nghiệp tỉnh Lào Cai đã chủ động ứng phó các tình huống.

Thời gian tới, sản phẩm dứa của tỉnh Lào Cai sẽ có đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân
Thời gian tới, sản phẩm dứa của tỉnh Lào Cai sẽ có đầu ra ổn định, nâng cao thu nhập cho nông dân

Dứa là một trong những nông sản chủ lực của tỉnh Lào Cai. Do ảnh hưởng của dịch Covid-19, trong tháng 3 vừa qua, giá dứa quả xuống thấp chỉ còn 2.500 - 3.000 đồng/kg. Với giá này, người trồng dứa gặp rất nhiều khó khăn.

Để tháo gỡ cho người trồng dứa, ngành Nông nghiệp tỉnh đã tìm nơi liên kết tiêu thụ dứa và các sản phẩm từ dứa. Với nỗ lực của ngành, sản phẩm dứa của Lào Cai đã được Công ty Thực phẩm Á Châu ký hợp đồng tiêu thụ. 

Theo ông Nguyễn Xuân Nhẫn, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Lào Cai, với các sản phẩm sản xuất mang tính hàng hóa, thời gian qua, tỉnh đã triển khai nhiều giải pháp. Cụ thể, với sản phẩm cây ăn quả đang trong thời vụ thu hoạch, thì tăng cường liên kết tiêu thụ sản phẩm; trong đó những doanh nghiệp có điều kiện sẽ hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ, các hợp tác xã, tổ hợp tác bảo đảm các sản phẩm đủ điều kiện xuất khẩu chính ngạch.

“Riêng với các sản phẩm chỉ tiêu thụ nội địa, ngành Nông nghiệp đã phối hợp với ngành Công Thương, Hiệp hội Nông sản các tỉnh mà tỉnh Lào Cai ký kết hợp đồng nguyên tắc để tổ chức bán nội tiêu”, ông Nhẫn thông tin.

Với ngành Chăn nuôi, thực hiện chỉ đạo về bình ổn giá, trong đó có giá lợn, ngành Nông nghiệp đã khẩn trương cơ cấu lại đàn lợn, khuyến khích các trang trại tái đàn bằng nguồn giống bảo đảm về chất lượng, rõ ràng về nguồn gốc với mục tiêu giá đầu vào là thấp nhất. Với đàn gia cầm, duy trì và ổn định đàn bảo đảm khi dịch bệnh có chiều hướng giảm xuống, các đơn vị trường học hoạt động trở lại, du lịch bắt đầu đón khách, thì trong thời gian ngắn có thể đáp ứng được ngay nguồn thực phẩm cung ứng cho thị trường.

Giải pháp trước mắt là như vậy, còn về lâu dài, tỉnh đặc biệt quan tâm đến việc chế biến sâu, tìm đầu ra lâu dài, ổn định cho các sản phẩm nông nghiệp. Trong đó, ngành Công Thương là đơn vị chủ lực trong việc tổ chức xúc tiến thương mại. 

Ông Nguyễn Trường Giang, Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Lào Cai cho biết: Hiện Sở Công Thương đang kết nối nhiều đơn vị, hệ thống siêu thị với các địa phương nuôi cá nước lạnh như Sa Pa, Bát Xát… để tiến tới ký kết hợp đồng tiêu thụ. Siêu thị Big C đã lên tìm hiểu và ký kết tiêu thụ lâu dài sản phẩm cá nước lạnh.

Riêng với sản phẩm dứa, chuối của Lào Cai thì đến thời điểm này đã có doanh nghiệp ở Ninh Bình cam kết xây dựng nhà máy chế biến hoa quả tại huyện Mường Khương. Như vậy, khi nhà máy đi vào hoạt động thì các sản phẩm hoa quả đặc biệt là chuối và dứa hai sản phẩm chủ lực của tỉnh sẽ cơ bản ổn định đầu ra, cũng như nâng cao được giá trị sản phẩm nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân.

“Trong khi chờ nhà máy xây dựng và đi vào hoạt động, thì các chợ đầu mối nông sản ở Hà Nội cũng đã đến đặt vấn đề tiêu thụ với sản phẩm dứa. Còn sản phẩm chuối thì ngành Công Thương đã làm việc cụ thể với cơ quan chức năng phía Trung Quốc tạo điều kiện thuận lợi cho thông quan”, ông Giang thông tin thêm.

Tin cùng chuyên mục
Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Áp thuế GTGT 5% đối với phân bón là phù hợp

Tại tọa đàm tham vấn “Ảnh hưởng của việc áp dụng thuế suất thuế GTGT 5% đến ngành phân bón” mới đây, các chuyên gia kinh tế, tài chính đã khẳng định, cần chuyển đổi áp thuế GTGT 5% với phân bón để có dư địa giảm giá bán. Điều này phù hợp về góc độ khoa học, lợi ích kinh tế và hài hòa lợi ích các bên.