Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Lợi ích tuyệt vời của hoa hòe đối với sức khỏe

Như Ý - 11:08, 13/06/2022

Cây hoa hòe còn gọi là hòe mễ, hòe hoa mễ, hòe hoa... có vị đắng, tính bình, quả vị đắng, tính hàn. Hoa hòe được sử dụng trong các trường hợp huyết nhiệt, cầm máu, điều trị các bệnh chảy máu cam, ho ra máu... Ngoài ra, hoa hòe còn giúp điều trị cao huyết áp, điều trị sau tai biến mạch máu não. Sau đây là một số bài thuốc chữa bệnh từ hoa hòe mời bà con tham khảo.

Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương. Ảnh minh họa
Hoa hòe có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giảm tính thấm của mao mạch, hồi phục tính đàn hồi của mạch máu đã tổn thương. Ảnh minh họa

Chữa tăng huyết áp: Dùng hoa hòe 25g, tang ký sinh 25g, hạ khô thảo 20g, xuyên khung 20g, địa long 15g. Sắc uống nước. Nếu mất ngủ gia thêm toan táo nhân sao 15g, dạ giao đằng 25g. Đau ngực gia thêm đan sâm 20g, quả lâu nhân 20g; có cơn đau thắt ngực gia thêm hồ sách 12g, phật thủ 20g, bột tam thất 7,5g; di chứng tai biến mạch máu não gia thêm ngưu bàng tử 25g, câu đằng 30g; vữa xơ động mạch gia thêm trạch tả 20g.

Hoặc hoa hòe 15g, cát căn 30g, sung úy tử 15g, sắc uống. Nếu đau tức ngực gia thêm đan sâm 30g, hà thủ ô 30g; hồi hộp trống ngực và mất ngủ gia thêm toan táo nhân 15g; tê tay chân gia thêm sơn tra 30g, địa long 10g; tiểu đêm nhiều lần gia thêm sơn thù 10g, nhục dung 15g.

Chữa đau đầu, choáng váng, ngón tay hơi tê: Chuẩn bị nụ hòe (sao vàng), hạt muồng (sao), tâm sen, 3 vị bằng nhau, sao khô, tán bột, mỗi lần uống 5g, ngày dùng từ 10-20g.

Chữa đại tiểu tiện ra máu: Chuẩn bị hoa hòe, trắc bách diệp, mỗi vị 20g, hoàng liên, kinh giới , mỗi vị 8g, sắc uống, ngày một thang chia hai lần.

Hoặc lấy hoa hòe, trắc bá diệp, kinh giới tuệ và chỉ xác, lượng bằng nhau, sấy khô, tán bột mỗi lần uống 6g với nước cơm.

Hoặc hoa hòe sống và sao mỗi thứ 15g, chỉ tử 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g.

Chữa tiểu ra máu: Hoa hòe sao 30g, uất kim 30g, tán bột, uống mỗi lần 6g để chữa niệu huyết; hoa hòe sao quá lửa, tán bột, uống mỗi lần 3g để trị huyết lâm.

Trị thổ thuyết không cầm: Dùng hoa hòe đốt tồn tính thêm vào một ít xạ hương và trộn đều. Dùng 12g uống với nước gạo nếp.

Trị lưỡi chảy máu: Dùng hoa hòe tán bột, đắp vào vùng lưỡi chảy máu.

Trĩ bị sưng đau: quả hòe phối hợp với khổ sâm lượng bằng nhau nghiền thành bột hòa với nước bôi ngoài.

Trị máu cam, trĩ xuất huyết: Dùng nụ hòe, trắc bách diệp, ngải diệp, tất cả đều sao cháy, mỗi vị 10g. Sắc uống ngày một thang.

Trị tăng huyết áp, đau mắt: Lấy nụ hòe (sao vàng), lá sen, mỗi vị 10, cúc hoa vàng 4g, sắc uống ngaỳ một thang.

Trị đi ngoài ra máu, các trường hợp huyết nhiệt, mao mạch giòn, huyết áp tăng: Dùng hoa hòe, thảo quyết minh, đều sao vàng, lượng bằng nhau 8 – 10g, dưới dạng thuốc hãm, uống nhiều ngày .

Trị ho, khạc ra máu: Dùng hoa hòe sau vàng và tán bột mịn. Mỗi lần dùng 12g hòa tan với nước gạo nếp.

Trị tiêu ra máu do ngộ độc rượu: Dùng 40g hoa hòe nửa sống nửa sao vàng, 20g sơn chi tử đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 8g hòa tan với nước.

Lợi ích tuyệt vời của hoa hòe đối với sức khỏe 1

Giúp lợi tiểu, an hàn dễ ngủ: Sử dụng hoa hòe khô hãn thành nước chè uống hàng ngày.

Chữa băng huyết, khí hư: Lấy hoa hòe lâu năm 30g, bách thảo sương 15g, tán bột, uống mỗi lần 9-12g với rượu ấm để chữa băng huyết; hoa hòe sao, mẫu lệ nung, lượng bằng nhau, tán bột, uống mỗi lần 9g với rượu ấm để chữa bạch đới (khí hư máu trắng).

Hoặc dùng 120g hòe hoa và 80g hoàng cầm đem tán bột mịn. Mỗi lần dùng 20g bột với một chén rượu.

Trị bệnh lỵ: Hoa hòe sao 9g, bạch thược sao 9g, chỉ xác 3g, cam thảo 1,5g sắc uống.

Trị trĩ nội, viêm ruột, quả hòe (sao đen), kim ngân hoa, mỗi vị 100g, cam thảo 10g, nghệ vàng 10g. Tán bột mịn, ngày uống 3 lần, mỗi lần 8 – 10g.

 Trị trúng phong mất tiếng: Dùng hoa hòe sao và nằm ngửa nhai nuốt sau canh ba.

Lưu ý: 

Hoa hòe có thể gây sẩy thai do đó không dùng cho phụ nữ đang có thai – nhất là 3 tháng đầu thai kỳ./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.