Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Vườn thuốc quanh ta

Những bài thuốc quý từ hoa đu đủ đực

Như Ý - 11:13, 18/05/2022

Cây đu đủ đực còn có tên gọi khác là cà lào, phan qua thụ... vị rất đắng, tính bình, không độc. Hoa đu đủ đực được thu hái từ những cây đu đủ giống đực, là dược liệu được dùng từ lâu đời để trị bệnh, đặc biệt nổi tiếng trong trị ho. Không chỉ thế, hàm lượng vitamin và các chất chống oxy hóa trong hoa đu đủ đực còn có tác dụng trên nhiều bệnh lý khác. Sau đây là một số bài thuốc từ hoa đu đủ đực mời bà con tham khảo.

Hoa đu đủ đực được thu hái từ những cây đu đủ giống đực, là dược liệu được dùng từ lâu đời để trị bệnh, đặc biệt nổi tiếng trong trị ho.
Hoa đu đủ đực được thu hái từ những cây đu đủ giống đực, là dược liệu được dùng từ lâu đời để trị bệnh, đặc biệt nổi tiếng trong trị ho

Tác dụng của hoa đu đủ đực

Đối với hệ tiêu hóa: Thành phần men papain trong hoa đu đủ đực có khả năng đẩy nhanh quá trình tiêu hóa, kích thích co bóp nhu động ruột, tránh táo bón, ăn không tiêu và sản xuất nhiều khí hơi trong bụng. Thành phần folate, vitamin A, C, E bảo vệ niêm mạc đường ruột, chống viêm loét trong dạ dày, tăng khả năng chuyển hóa và trao đổi chất.

Trên hệ miễn dịch: Hoa đu đủ đực giúp tăng cường sức đề kháng, nâng cao hoạt động của hệ miễn dịch.

Đối với hệ tim mạch, tuần hoàn: Các hoạt chất beta- carotene, folate, chất chống oxy hóa giúp bảo vệ thành mạch, làm giảm cholesterol xấu trong máu, ổn định huyết áp, ngăn ngừa đau tim, đột quỵ, chống lại sự hình thành của các mảng xơ vữa và huyết khối tĩnh mạch.

Đối với hệ hô hấp: Hoa đu đủ đực giàu vitamin C và beta- carotene, giúp kháng khuẩn, tiêu viêm tự nhiên, ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ho, viêm họng, khàn tiếng, đau rát cổ họng.

Ngăn ngừa ung thư: Có nhiều nghiên cứu của Mỹ, Úc chứng minh tác dụng của hoa đu đủ đực trong phòng ngừa ung thư. Hoạt chất Lycopene, Carotenoids giúp khống chế khối u phát triển, làm chậm di căn. Được khuyên dùng cho người ung thư vú, bạch cầu, ruột kế, phổi, tuyến tiền liệt.

Đối với bệnh nhân bị tiểu đường: Các hoạt chất trong hoa đu đủ đực giúp bệnh nhân bị tiểu đường có thể kiểm soát tốt đường huyết trong máu nhờ tác dụng làm tăng sản xuất insulin trong cơ thể.

Đối với người bị béo phì: Hoa đu đủ đủ đực giàu chất xơ, vitamin A, B, C và khoáng chất, giúp tăng khả năng chuyển hóa chất béo tại gan, ngăn ngừa tích trữ mỡ dư thừa ở các cơ quan như bụng, đùi, bắp tay…

Cây đu đủ đực
Cây đu đủ đực

Những bài thuốc thông dụng từ hoa đu đủ đực

Trị sỏi thận: Hoa đu đủ đực tươi thu hái về đem rửa sạch sẽ rồi mang đi phơi khô. Mỗi khi muốn sử dụng để làm thuốc, bạn chỉ cần lấy khoảng 15g dược liệu rồi đem sắc với 5 bát nước đun với lửa vừa. Khi nào còn khoảng 2 bát là có thể sử dụng được, dùng sau khi ăn khoảng 30 phút, liên tục trong 10 ngày. Bạn sẽ thấy tác dụng của hoa đu đủ đực trong việc đào thải sỏi ra ngoài cơ thể.

Trị ho, viêm phế quản: 15g hoa đu đủ đực cùng với 10g hạt chanh tươi, 3 thìa cà phê mật ong và 15g khởi dương thảo. Tất cả hỗn hợp trên trừ mật ong, bạn mang đi xay nhuyễn rồi cho vào một cái lọ, sau đó mới đổ mật ong vào trộn đều để sử dụng mỗi khi bị ho hay viêm phế quản. Mỗi lần lấy ra 1 thìa cà phê rồi ngậm sẽ giúp giảm các triệu chứng đáng kể.

Ổn định đường huyết: Hòa 20g hoa đu đủ đực với 3 thìa cà phê mật ong trong 100ml nước. Sau đó bạn mang hỗn hợp trên đi trộn đều rồi nghiền nhỏ, sau đó đem hấp cách thủy trong 15 phút. Cuối cùng, mang hỗn hợp ra để sử dụng trong việc điều hòa huyết áp, đường huyết của bạn.

Điều trị một số vấn đề đường hô hấp: Chiết xuất từ hoa trộn với mật ong được sử dụng để điều trị các vấn đề về hô hấp như ho, đau rát cổ họng và khản tiếng thay vì sử dụng kháng sinh. Trưng cách thuỷ hoa đu đủ đực với mật ong/đường phèn sau đó chắt lấy phần nước cốt để sử dụng từ 3-4 lần/ngày. Thêm vào đó cũng có thể thêm lá hẹ và hạt chanh tươi vào trong thành phần của bài thuốc trên với cách làm và sử dụng tương tự.

Giảm đau: Pha chế một nắm hoa đu đủ đực với một thìa đầy mật ong vào một cốc nước nóng. Sau khi để nguội sử dụng từ 3-4 lần/ngày, điều này giúp giảm đau tức thì.

Chữa tưa lưỡi ở trẻ: Lấy hoa đu đủ đực thái nhỏ phơi khô, tán bột mịn, cùng với gốc cây mây (lấy chỗ mọc khô ráo), rồi đốt thành than, tán bột. Trộn hai loại bột này với nhau với tỷ lệ 3 phần bột hoa đu đủ đực, 1 phần bột gốc mây. Sau đó lấy tăm bông chấm thuốc bôi hàng ngày đánh trên lưỡi trẻ bị tưa.

Chữa viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp chín rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần

Chữa viêm cuống phổi, mất tiếng: Hoa đu đủ đực 15g, lá hẹ 15g, hạt chanh 10g, nước đun sôi để nguội 20ml. Các dược liệu được nghiền nát với nước. Thêm ít mật ong hoặc đường kính, uống làm 3 lần trong ngày. Dùng vài ngày.

Chữa ho do viêm họng: Hoa đu đủ đực 15g, xạ can 10g, củ mạch môn 10g, lá húng chanh 10g. Tất cả cho vào một bát nhỏ, thêm ít muối, hấp cơm rồi nghiền nát. Ngày ngậm 2 - 3 lần, nuốt nước dần dần, dùng từ 3 - 5 ngày.

Chữa đái rắt, đái buốt, đau niệu đạo, nước tiểu ít và đỏ: Hoa đu đủ đực (hoặc quả của cây đu đủ đực lưỡng tính) 40g, lá bạc thau 50g, đậu đen 40g, phác tiêu 4g. Sắc lấy nước đặc, chia 3 lần uống vào lúc đói bụng.

Lưu ý:

Hoa đu đủ đực có thể gây sảy thai ở phụ nữ đang mang thai do nó có chứa chất papain, mặc dù chất này có lợi cho hệ tiêu hóa khi được hấp thụ.

Sử dụng quá nhiều hoa đu đủ đực có thể khiến bạn bị vàng da do lượng sắc tố trong máu bị tăng lên. Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng hoa đu đủ đực để trị ho hoặc viêm họng.

Không sử dụng hoa đu đủ đực kết hợp với rễ của nó vì chúng có thể sản sinh ra độc tố gây tử vong. Khi có biểu hiện bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khi sử dụng hoa đu đủ đực, bạn cần ngưng sử dụng ngay.

Không dùng hoa đu đủ đực cùng với đậu xanh, rau muống, cà pháo, măng chua, bia, rượu, thuốc lá…

Cần phân biệt rõ hoa đu đủ đực và hoa đu đủ cái khi sử dụng để đảm bảo hiệu quả như mong muốn./.

Tin cùng chuyên mục
Bài thuốc hay từ cây mận

Bài thuốc hay từ cây mận

Mận có tên gọi khác là lý tử, lý thực,… có vị ngọt, chua, tính bình. Theo Y học cổ truyền, quả mận có công dụng thanh can, điều nhiệt, giải độc, hoạt huyết, sinh tân, chỉ khát, lợi thủy. Được sử dụng trong điều trị các chứng hư lao, nóng trong xương, chữa tiểu đường, bụng tích nước, bệnh gan, thủy thũng. Sau đây là một số bài thuốc từ cây mận mời các bạn tham khảo.