Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Công tác Dân tộc

Lồng ghép vốn đầu tư công trình giao thông ở vùng DTTS và miền núi: Lời giải từ cơ chế quản lý

Sỹ Hào - 22:42, 19/12/2019

Lồng ghép nguồn lực là một trong những yếu tố quan trọng để đầu tư có hiệu quả các công trình hạ tầng ở miền núi. Nhưng hiện việc lồng ghép “nói thì dễ, làm thì khó”, bởi cơ chế chưa rõ ràng.

Tuyến đường giao thông Pá Vạt - Háng Lìa (huyện Điện Biên Đông) sau 12 năm khởi công vẫn còn dang dở. (Ảnh tư liệu)
Tuyến đường giao thông Pá Vạt - Háng Lìa (huyện Điện Biên Đông) sau 12 năm khởi công vẫn còn dang dở. (Ảnh tư liệu)

“Mắc” khi thực hiện

Đối với các địa phương miền núi, khi lập dự toán phân bổ ngân sách triển khai Chương trình mục tiêu giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới (NTM) thường ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, khi triển khai, nhiều dự án chậm tiến độ, thậm chí phải dừng vô thời hạn do cách làm “được chăng hay chớ” của địa phương.

Dự án đường giao thông Pá Vạt - Háng Lìa, huyện Điện Biên Đông (Điện Biên) là một ví dụ. Đây là dự án giao thông nông thôn cấp IV, nền đường rộng 4m, mặt đường 3m, kết cấu mặt đường đá dăm láng nhựa dài 10,9 km, thuộc nhóm C, có tổng mức đầu tư hơn 32 tỷ đồng từ nguồn vốn vay tín dụng ưu đãi và các nguồn vốn khác theo kế hoạch hằng năm của UBND tỉnh Điện Biên. Được khởi công năm 2009, nhưng đến nay dự án đã khép lại, dù rằng tuyến đường vẫn như khi chưa có dự án!.

Nguyên nhân là do trong quá trình thi công, chủ đầu tư (UBND huyện Điện Biên Đông) đã tự ý nắn tuyến, thay đổi thiết kế so với ban đầu khi chưa được cấp có thẩm quyền phê duyệt. Do đó, đến năm 2012, dự án đã bị UBND tỉnh Điện Biên “tuýt còi”, cho tạm dừng thực hiện. Mặc dù UBND huyện Điện Biên Đông đã quyết toán 8,8 tỷ đồng (tại thời điểm năm 2012) nhưng vì UBND tỉnh chưa có ý kiến có tiếp tục cho triển khai hay không, nên UBND huyện cũng không thanh lý hợp đồng để khép lại dự án.

Cuối năm 2016, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Điện Biên đề xuất cho phép tiếp tục đầu tư tuyến đường bằng nguồn vốn JICA của chính phủ Nhật Bản tài trợ. Nhưng phía JICA yêu cầu chủ đầu tư (UBND huyện Điện Biên Đông) phải thanh lý hợp đồng và khép lại dự án cũ thì mới tiếp tục đầu tư, tránh dự án chồng dự án.

Do chủ đầu tư không có hồ sơ hoàn thiện nên JICA đã chuyển đầu tư sang nơi khác.

“Vướng” trong cơ chế

Bên cạnh những dự án “treo” vì nguyên nhân như trên, hiện ở khu vực miền núi cũng có nhiều công trình giao thông chậm tiến độ do “vướng” bởi những quy định hiện hành về đầu tư công.

Cũng tại Điện Biên, hiện tỉnh đang loay hoay với nhiều dự án giao thông thuộc nhóm B đang triển khai dang dở. Ðiển hình là dự án đường giao thông Na Phay - Huổi Chanh - bản Gia Phú A, B, xã Mường Nhà (huyện Ðiện Biên), với tổng mức đầu tư 125 tỷ đồng từ nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và Chương trình mục tiêu quốc phòng an ninh trên địa bàn trọng điểm. Theo Quyết định số 40/2015/QÐ-TTg, dự án được hỗ trợ 100% vốn ngân sách Trung ương.

Dự án được thực hiện từ năm 2016 - 2019, nhưng khi triển khai thì gặp vướng mắc trong giải phóng mặt bằng nên chủ đầu tư (UBND tỉnh Điện Biên) phải xin điều chỉnh dự án đến năm 2020. Đề xuất điều chỉnh này được Bộ Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận, nhưng cũng vì thế mà dự án chưa bố trí được vốn để thực hiện.

Bởi, theo Công văn số 916/BKHÐT-TH, ngày 5/2/216 của Bộ Kế hoạch và Ðầu tư thông báo vốn trung hạn giai đoạn 2016 - 2020 cho các địa phương, thì ngân sách Trung ương ưu tiên bố trí vốn cho dự án đã hoàn thành và bàn giao đưa vào sử dụng nhưng chưa được bố trí đủ vốn. Vì “lỡ” điều chỉnh thời gian thực hiện, lại mới được đưa vào kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020, nên dự án đường giao thông Na Phay - Huổi Chanh - bản Gia Phú A, B buộc phải… chờ vốn.