Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Sắc màu 54

Long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2023

Quỳnh Trâm - 17:11, 06/10/2023

Ngày 6/10 (tức ngày 22/8 năm Quý Mão), tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, huyện Thọ Xuân, UBND tỉnh Thanh Hóa long trọng tổ chức Lễ hội Lam Kinh 2023, Kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm Vua Lê Thái Tổ đăng quang, 590 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi.

Các đại biều về tham dự lễ hội
Các đại biểu về dự Lễ hội

Lễ hội Lam Kinh năm 2023 - Kỷ niệm 605 năm khởi nghĩa Lam Sơn, 595 năm vua Lê Thái tổ đăng quang, 590 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Lê Lợi được diễn ra từ ngày 5 đến 7/10/2023 (tức ngày 21 - 23 tháng 8 năm Quý Mão).

Lễ hội được tổ chức hằng năm, nhằm tôn vinh Anh hùng dân tộc Lê Lợi, các vị vua nhà Lê, các tướng sĩ và Nhân dân đã đóng góp công lao trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc, góp phần giáo dục truyền thống yêu nước, yêu quê hương, niềm tự hào dân tộc trong các tầng lớp Nhân dân, từ đó nâng cao tinh thần đoàn kết, phấn đấu và xây dựng quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp, văn minh.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đánh trống khai hội
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đánh trống khai hội

Cách đây hơn 600 năm, tại vùng đất Lam Sơn, Lê Lợi đã dựng cờ khởi nghĩa, tự xưng là Bình Định Vương, truyền hịch kêu gọi Nhân dân đồng lòng đứng dưới cờ nghĩa đánh đuổi quân xâm lược nhà Minh.

Sau 6 năm hoạt động ở rừng núi Thanh Hóa, Lê Lợi đã cùng nghĩa quân Lam Sơn mở rộng địa bàn về phía Nam, giải phóng từ Nghệ An đến Thuận Hóa và mở cuộc tấn công ra Bắc, giải phóng thành Đông Quan, hoàn thành sự nghiệp đánh đuổi giặc Minh xâm lược vào năm 1428.

Nghi thức rước kiệu Đức Vua Lê Thái Tổ
Nghi thức rước kiệu Đức Vua Lê Thái Tổ, kiệu Trung túc Vương Lê Lai từ đền thờ Vua Lê Thái Tổ và Đền thờ Trung túc vương Lê Lai về Sân rồng Chính điện Lam Kinh

Lên ngôi Hoàng đế, Lê Thái Tổ tiếp tục xây dựng, củng cố chính quyền, ban hành các chính sách phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, giữ gìn hòa hảo với các nước láng giềng.

Các thế hệ kế tiếp đã kế thừa, xây dựng nên vương triều Hậu Lê thịnh trị, tồn tại dài nhất trong lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam.

Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rực rỡ”
Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn - dấu son rực rỡ”

Trong không khí trang nghiêm, tưng bừng của ngày đại lễ, tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Đỗ Minh Tuấn đã đánh trống khai hội.

Phần hội của Lễ hội Lam Kinh năm 2023 là chương trình nghệ thuật sân khấu thực cảnh đặc biệt với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn - Dấu son rực rỡ” với sự tham gia của hơn 250 ca sĩ, diễn viên, nghệ nhân, học sinh, sinh viên của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài tỉnh.

Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn”
Chương trình nghệ thuật thực cảnh với chủ đề “Khởi nghĩa Lam Sơn”

Chương trình nghệ thuật đã tái hiện một giai đoạn lịch sử hào hùng và những công lao, sự nghiệp to lớn của người anh hùng áo vải Lê Lợi cùng các tướng sĩ và Nhân dân Thanh Hóa nói riêng, Nhân dân cả nước nói chung trong cuộc khởi nghĩa chống quân Minh xâm lược; những quyết sách ngoại giao khôn khéo của đức vua Lê Thái Tổ, Lê Thánh Tông trong việc giữ gìn toàn vẹn bờ cõi, ngăn kẻ thù ngoại bang xâm lược.

Từ đó, khơi dậy lòng yêu nước, niềm tự hào dân tộc, khẳng định những bài học lịch sử của cha ông trong bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc. Đồng thời, thể hiện sự phong phú, đa sắc màu trong kho tàng di sản văn hóa xứ Thanh.

Du khách thập phương về tham dự Lễ hội
Du khách thập phương về tham dự Lễ hội

Đây là dịp để giới thiệu, quảng bá giá trị và hình ảnh Di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh; nâng cao ý thức, trách nhiệm của cộng đồng đối với công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa trong thời kỳ hội nhập; thúc đẩy sự liên kết, hợp tác trong quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử; tuyên tuyền về truyền thống lịch sử, văn hoá, đất và người Thanh Hóa đến bạn bè trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục
Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Kết nối di sản văn hóa phi vật thể - “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên”

Trong 2 ngày 21, 22/11, Cục Di sản văn hóa, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Đắk Lắk tổ chức Tập huấn triển khai mô hình kết nối di sản văn hóa phi vật thể “Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên” trong hành trình du lịch di sản Buôn Ma Thuột - Đắk Lắk.