Analytic
Báo Dân tộc và Phát triẻn
Chuyên trang

Dân tộc - Tôn giáo với sự phát triển của đất nước

Kinh tế

Lục Ngạn (Bắc Giang): Đi đầu trong hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm nông sản

Vân Khánh - 10:42, 22/11/2020

Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn (tỉnh Bắc Giang) lần thứ V, năm 2020 do UBND huyện Lục Ngạn tổ chức cuối tháng 11/2020 vừa qua, đã trở thành một ngày hội kinh tế - văn hóa - du lịch đặc sắc của huyện Lục Ngạn, tạo được ấn tượng và sức hút ngày càng lớn đối với du khách.

Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2020 có sự tham gia của 180 gian hàng; cùng sự các hợp tác xã đến từ 9 huyện, thành phố trong tỉnh và một số huyện ngoài tỉnh như: Lạng Sơn, Sơn La, Thái Nguyên, Hưng Yên... tham gia trưng bày, giới thiệu sản phẩm.

Cùng với đó là chương trình “Hàng Việt Nam chất lượng cao” với 80 gian trưng bày và bán sản phẩm đồ gia dụng, điện tử, quần áo, các sản phẩm công nghiệp, ngành nghề nông thôn... và khu vực bày, bán sinh vật cảnh. 

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn tham quan gian trưng bày sản phẩm trái cây.
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Bắc Giang, huyện Lục Ngạn tham quan gian trưng bày sản phẩm trái cây.

Điểm mới của Hội chợ năm nay là việc huyện chủ động kết nối các đoàn khách đến tham quan trải nghiệm tại 25 vườn quả đẹp. Du khách được trải nghiệm ăn nghỉ tại vườn; khai trương sàn giao dịch thương mại điện tử các loại trái cây của huyện; đấu giá vườn hoặc cây ăn quả chất lượng, mẫu mã đẹp; mời một số địa phương đã hình thành vùng cây ăn quả tập trung ở trong và ngoài tỉnh cùng tham gia Hội chợ.

Ban Tổ chức Hội chợ đã phối hợp với các đơn vị du lịch lữ hành xây dựng các tour, tuyến du lịch, đưa du khách tham quan, trải nghiệm thực tế vườn cây ăn quả, danh lam, thắng tích trên địa bàn như: Vườn quả, bơi thuyền trên hồ Làng Thum, xã Quý Sơn; điểm văn hóa tâm linh chùa Am Vãi, xã Nam Dương; di tích lịch sử văn hóa cấp tỉnh đình Sàng Bến...

Năm nay, huyện Lục Ngạn thực hiện kết nối sản phẩm từ vườn sản xuất tới người tiêu dùng thông qua sàn giao dịch thương mại điện tử, tạo được sự kết nối rộng rãi giữa các doanh nghiệp, hợp tác xã trên khắp cả nước với nhà vườn. Chỉ tính riêng trong hai ngày đầu diễn ra Hội chợ, huyện đã đón hơn 3 nghìn du khách đến tham quan, trải nghiệm tại các nhà vườn.

Chủ tịch UBND huyện Lục Ngạn La Văn Nam cho biết: đây là năm thứ 5 liên tiếp huyện Lục Ngạn tổ chức Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng nhằm đẩy mạnh công tác quảng bá, giới thiệu các loại trái cây đặc sản như vải thiều, cam, bưởi, táo, ổi...; cùng các sản phẩm đặc trưng như mỳ Chũ, giấm trái cây, mật ong, rượu Kiên Thành,… và tiềm năng du lịch đa dạng của huyện như: Du lịch sinh thái hồ Cấm Sơn, hồ Khuôn Thần, du lịch văn hóa tâm linh chùa Am Vãi, du lịch trải nghiệm vùng cây ăn quả...

Hội chợ là dịp để tôn vinh thành quả lao động của người nông dân và vai trò đầu tàu của các doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất, tiêu thụ. Qua đó, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, tiến tới hoàn thiện xây dựng thương hiệu; tạo cầu nối cho các doanh nghiệp, hợp tác xã và người nông dân hợp tác - liên kết trong sản xuất, kinh doanh, phân phối và tiêu thụ; xây dựng chuỗi giá trị cho các sản phẩm chủ lực của huyện theo hướng nâng cao giá trị và bền vững. Đồng thời giới thiệu các tiềm năng, lợi thế, các chính sách ưu đãi của tỉnh Bắc Giang và huyện Lục Ngạn nhằm thu hút các nhà đầu tư đến với địa phương.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang Lê Ô Pích cho rằng, những năm gần đây, huyện Lục Ngạn đã chú trọng đẩy mạnh sản xuất cây ăn quả chất lượng cao, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Huyện Lục Ngạn là địa phương đi đầu trong hoạt động xúc tiến, tiêu thụ sản phẩm nông sản với nhiều hình thức, cách làm linh hoạt.

Hội chợ Cam, bưởi và các sản phẩm đặc trưng huyện Lục Ngạn năm 2020 là một sự kiện xúc tiến thương mại lớn, là diễn đàn để giao lưu, học hỏi, chia sẻ và hợp tác kết nối chuỗi cung - cầu giữa các doanh nghiệp, thương nhân, các hợp tác xã, hướng tới phát triển du lịch sinh thái nhà vườn gắn với văn hóa tâm linh nhằm đẩy mạnh quảng bá sản phẩm nông nghiệp và tạo thêm thu nhập cho Nhân dân trong vùng.

Du khách tham quan, trải nghiệm nhà vườn.
Du khách tham quan, trải nghiệm nhà vườn.

Bên cạnh việc đẩy mạnh ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, quy trình sản xuất mới, nâng cao năng suất, chất lượng; xây dựng thương hiệu, đổi mới đóng gói, tem nhãn, nâng cao giá trị kinh tế, tạo việc làm, thu nhập ổn định cho bà con nông dân, tỉnh Bắc Giang luôn coi trọng việc tìm kiếm, phát triển, mở rộng thị trường, thông qua các chương trình xúc tiến thương mại để xây dựng các chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm nông sản của tỉnh.

 Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, đã hình thành vùng chuyên canh vải thiều trên 28 nghìn ha; vùng trồng cây có múi trên 8 nghìn ha; vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 7 nghìn ha; đàn gà trên 15 triệu con; đàn lợn trên 1,1 triệu con và hàng trăm sản phẩm OCOP.

Đến nay, trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã hình thành một số vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, với những sản phẩm nổi tiếng trong và ngoài nước. Trong đó, đã hình thành vùng chuyên canh vải thiều trên 28 nghìn ha; vùng trồng cây có múi trên 8 nghìn ha; vùng trồng rau chế biến, rau an toàn trên 7 nghìn ha; đàn gà trên 15 triệu con; đàn lợn trên 1,1 triệu con và hàng trăm sản phẩm OCOP.


Tin cùng chuyên mục
Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Triển lãm thành tựu kinh tế - xã hội Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh

Sáng 22/11, Ban Tổ chức các hoạt động Kỷ niệm 120 năm thành lập tỉnh Đắk Lắk tổ chức khai mạc Triển lãm “Thành tựu kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Lắk chào mừng kỷ niệm 120 năm Ngày thành lập tỉnh; 80 năm ngày thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam; 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân”. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk Nguyễn Tuấn Hà tham dự.